Nghị luận: Trách nhiệm của học sinh trong việc sẻ chia với cộng đồng xã hội

Trách nhiệm của học sinh trong việc sẻ chia với cộng đồng xã hội.

DÀN Ý CHI TIẾT:

I. Mở bài:

– Nêu vấn đề: Không phải ai sinh ra cũng may mắn có được một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Có rất nhiều người phải sống một cuộc sống khổ đau, bất hạnh. Vì thế, sự sẻ chia trong cuộc sống luôn cần thiết để giúp những  người đang trong khó khăn có thể vượt qua hoàn cảnh của mình.

– Nêu ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề: Bới học sinh, thế hệ tương lai của đất nước, cần nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc sẻ chia trong cộng đồng của mình

II. Thân bài:

1. Giải thích thế nào là sẻ chia với cộng đồng?

–  Sẻ chia với cộng đồng là một hành động ý nghĩa, là sự cho đi, cho đi của cải vật chất, cho đi tình yêu thương hoặc đơn giản là những lời động viên, an ủi kịp thời với những con người kém may mắn trong xã hội.

–  Đó là hành động giúp đỡ người khác bằng cả tấm lòng, không vụ lợi, không đòi hỏi nhận lại.

– Những nghĩa cử cao đẹp, sự tham gia vào các chiến dịch tình nguyện, góp một phần nhỏ bé của mình trong công cuộc xây dựng một cộng đồng tốt đẹp, văn minh hơn.

–  Sẻ chia với cộng đồng mang lại lợi ích không chỉ cho những người nhận, mà còn cho chính bản thân người sẻ chia.

2. Ý nghĩa to lớn của việc sẻ chia với cộng đồng?

– Việc sẻ chia với cộng đồng có ý nghĩa to lớn và tác động tích cực đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống.

+ Bản thân chúng ta sẽ cảm hài lòng, thanh thản và hạnh phúc trong tâm hồn.

+ Tạo ra một ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống và cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc không thể đạt được từ việc chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân.

+ Khi ta giúp đỡ một ai đó, họ sẽ cảm thấy họ được đồng cảm, được lắng nghe và từ đó họ được an ủi phần nào, vơi bớt đi những gánh nặng tinh thần đang đè nén họ

+ Việc sẻ chia tạo ra một môi trường giao tiếp và gắn kết tốt hơn giữa các thành viên trong cộng đồng.

+ Sẻ chia giúp giảm bớt khoảng cách xã hội và xóa bỏ sự bất công.

+ Niềm tin và sự đoàn kết trong cộng đồng được phát triển mạnh mẽ hơn và mở rộng ra là đất nước sẽ ngày càng văn minh, tiến bộ.

3. Tại sao học sinh lại cần có trách nhiệm quan trọng trong việc sẻ chia với cộng đồng?

– Với học sinh, sự sẻ chia trong cộng đồng là trách nhiệm của họ.

– Nó giúp con người có được sự thanh thản trong tâm hồn, nhận lại được những lời cảm ơn, sự biết ơn và những nụ cười hạnh phúc.

– Giúp học sinh hiểu rõ hơn về thực tế xã hội và tạo ra một cảm giác thuộc về trong cộng đồng của mình.

– Họ nhận thấy rằng sự sẻ chia và hỗ trợ đồng điệu không chỉ giúp ích cho người khác mà còn tạo ra một môi trường tương thân tương ái, nơi mọi người được quan tâm và chia sẻ.

– Học sinh là lứa tuổi đang được học tập, rèn luyện và phát triển trong cộng đồng, được sống trong một đất nước hòa bình đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của ông cha, được chở che, được nâng niu, được bảo vệ từ gia đình, nhà trường xã hội

→ Phải có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ và tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng theo hướng tích cực.

– Sẻ chia với cộng đồng giúp học sinh phát triển những giá trị và phẩm chất đạo đức quan trọng như lòng tử tế, lòng nhân ái, lòng trắc ẩn và tình yêu thương đồng loại.

– Là tiền đề để giúp họ trở thành những công dân có ích cho cộng đồng sau này, họ sẽ góp một phần nhỏ bé của mình để xây dựng một xã hội chung phát triển.

– Nếu học sinh không có trách nhiệm trong việc sẻ chia với cộng đồng: không nhận được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh, hình thành những phẩm chất đạo đức xấu như ích kỉ, vị lợi, hạn chế trong việc hiểu và đóng góp vào xã hội, khả năng giải quyết các vấn đề xã hội.

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc sẻ chia với cộng đồng hiện nay

– Về nhận thức:

+ Nhận thức về tầm quan trọng của việc tình nguyện và sẵn lòng đóng góp thời gian, năng lực và kiến thức của mình vào các hoạt động cộng đồng.

+ Hiểu rõ về quyền và trách nhiệm của mình như một công dân trong xã hội.

+ Trách nhiệm tham gia tích cực vào các vấn đề xã hội, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chung của cộng đồng, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến giáo dục, môi trường, an sinh xã hội, sức khỏe và phát triển bền vững.

–  Về hành động:

+ Tham gia vào các hoạt động như giúp đỡ các nhóm thiếu nhi, dọn vệ sinh môi trường, tham gia công tác từ thiện, hoặc hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người già.

+ Chia sẻ kiến thức và kỹ năng của mình với cộng đồng: giúp đỡ các bạn cùng lớp trong việc học tập, chia sẻ thông tin hữu ích về sức khỏe, giáo dục, hoặc các vấn đề xã hội trên mạng xã hội.

+ Tham gia vào các dự án giáo dục cộng đồng, giúp đỡ những người khác học hỏi và phát triển

5. Những giải pháp giúp học sinh biết sẻ chia với cộng đồng, xã hội

– Gia đinh cần tích cực ủng hộ và khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động cộng đồng, thảo luận với con về tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác và cung cấp ví dụ thực tế về việc sẻ chia và đóng góp cho cộng đồng.

– Cha mẹ có thể là tấm gương sáng cho con cái bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội và ghi nhận những đóng góp của mình.

– Nhà trường có trách nhiệm định hướng giáo dục hướng tới việc phát triển trách nhiệm xã hội của học sinh. Họ nên thiết kế chương trình giáo dục nhằm khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động cộng đồng, giáo dục về lòng nhân ái, tôn trọng và giá trị sẻ chia.

– Xã hội cần tuyên dương và tôn vinh những hành động tốt của học sinh trong việc sẻ chia với cộng đồng. Những tấm gương tích cực nên được tuyên truyền và đưa vào các phương tiện truyền thông để truyền cảm hứng cho những người khác.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề: như vậy, xây dựng trường học thân thiện là trách nhiệm quan trọng, to lớn của mỗi học sinh

– Liên hệ bản thân: Là HS, chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động làm đẹp cho cộng đồng, các dự án thiện nguyện, giúp đỡ những người có số phận bất hạnh trong xã hội.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang