»» Nội dung bài viết:
Thuyết minh về sư tử.
- Mở bài:
Ở châu á, loài sư tử không được biết đến nhiều bằng loài hổ nhưng chúng cũng được tôn vinh là một trong những loài động vật hoang dã mạnh mẽ và nguy hiểm nhất trong thế giới tự nhiên. Với cấu tạo cơ thể khỏe khoắn, hàm răng và móng vuốt sắc nhọn, sức chiến đấu phi thường, trong hàng nghìn năm qua, sư tử và hổ liên tục tranh giành không ngừng nghỉ ngôi vị bá chủ, thống trị muôn lài trên mặt đất.
- Thân bài:
1. Nguồn gốc.
Sư tử thuộc họ nhà mèo lớn, loài có móng vuốt và ăn thịt. Chúng sống hoang dã và rất khó thuần hóa. Theo nghiên cứu, sư tử xuất hiện ớm nhất ở châu Phi. Từ Đông Phi, chúng đã lan rộng khắp lục địa và đến khắp Bắc bán cầu và tiểu lục địa Ấn Độ với sự mở rộng của môi trường sống mở. Thời gian sau, với sức mạnh chinh phục của mình, loài săn mồi đáng sợ này đã mở rộng địa bàn sinh sống sang châu Âu và các lục địa khác trên trái đất.
2. Đặc điểm hình thái.
Sư tử mang đặc điểm ưu việt của loài ăn thịt. Chúng có cơ bắp chắc nịch, ngực sâu với đầu ngắn, tròn, cổ và tai tròn. Toàn bộ phần đầu cử động linh hoạt dựa trên trục cổ rắn chắc. Chúng có tai rất thính, đôi mắt nhìn xa, mũi ngửi được nhiều mùi. Hàm răng sắc nhọn, cơ hàm cực khỏe, có thể cắn chết con mồi lớn chỉ với một nhát cắn. Thậm chí, có thể cắn bể sợ của một con trâu rừng trưởng thành. Cũng như loài mèo, móng vuốt của sư tử sắc bén, thường thụt vào trong đệm khi di chuyển và chỉ vươn ra khi vồ hoặc xé xác con mồi. Vết bấu của nó có thể xé toạt da con mồi một cách dễ dàng, để lại những vết thương lớn, khiến con mồi nhanh chóng kiệt sức.
Màu lông của sư tử thay đổi từ màu sáng đến màu xám bạc, đến màu nâu đỏ và nâu đậm. Các phần dưới thường nhẹ hơn. Các con được sinh ra với các đốm đen trên cơ thể của chúng. Những đốm mờ dần khi sư tử đạt đến tuổi trưởng thành, mặc dù những đốm mờ vẫn thường thấy ở chân và phần dưới cơ thể.
Trọng lượng trung bình của một con sư tử trưởng thành từ 120kg đến 250kg. Sư tử đực có thân hình vạm vỡ, to lớn hơn hẳn, ở cổ có bờm lớn, có một túm lông ở cuối đuôi. Sư tử cái có thân hình nhỏ hơn, không có bờm. Đây là thành viên duy nhất của gia đình mèo hiển thị hình thái lưỡng cực tình dục rõ ràng. Con đực mạnh hơn con cái, có đầu rộng hơn và bờm nổi bật, bao phủ phần lớn đầu, cổ, vai và ngực. Bờm thường có màu nâu hoặc màu vàng, rỉ sét và đen.
3. Đặc điểm sinh thái.
Sư tử là loài sống thành bầy đàn và thường có một con đầu đàn có trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ và sự an toàn của cả đàn. Sư tử cái đẻ con. Mỗi lứa chúng đẻ từ 2 đến 4 con non. Thời gian đầu, con nón bú mẹ. Khoảng sau 2 năm thì con non trưởng thành và sau đó tách ra khỏi đàn sống tự lập để tìm kiếm bạn đời hoặc lãnh địa mới. Trong mùa giao phối, chúng thường sống tách theo từng cặp để thực hiện giao phối. Trong thời gian này, những con đực thường xảy ra những cuộc ác chiến để tranh giành bạn tình. Những cuộc giao tranh kinh thiên động địa thường dẫn đến cái chết hoặc những thương tích khủng khiếp. Kẻ chiến thắng sẽ có được bạn tình và lãnh địa của kẻ thất bại, chúng duy trì được nòi giống của mình.
Sư tử dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi; chúng không hoạt động trong khoảng 20 giờ mỗi ngày. Mặc dù sư tử có thể hoạt động bất cứ lúc nào, hoạt động của chúng thường đạt đến đỉnh điểm sau hoàng hôn với thời gian giao tiếp, tắm rửa và đại tiện. Các đợt hoạt động không liên tục diễn ra cho đến bình minh, khi việc săn mồi thường diễn ra nhất. Chúng dành trung bình hai giờ mỗi ngày để đi bộ và 50 phút để ăn. Giống như các thú họ mèo khác, chúng nhìn trong đêm rất tốt làm cho chúng rất linh hoạt trong đêm.
Con mồi của sư tử thường là những loài thú lớn như trâu, bò, linh dương, ngựa vằn, hươu, nai. Thậm chí, có lúc chúng còn liều lĩnh tấn công cả voi, hươu cao cổ và cá sấu. Khi mùa đói, chúng ăn cả những loài thú nhỏ như chồn, cáo, chuột,…
Vị chúa tể của hoang mạc là loài sống lang thang, ít khi ở yên một chỗ. Chúng thường thực hiện những hành trình lấn chiếm lãnh địa để mở rộng phạm vi sống và chiếm dụng địa bàn săn mồi. Bởi thế, sư tử thường có những cuộc đụng độ với bầy đàn khác. Nếu chiến thắng, chúng sẽ có lãnh thổ mới và đuổi kẻ thù đi xa. Nếu thất bại, chúng sẽ bỏ đi và chịu những tổn thất to lớn.
4. Sư tử trong mối quan hệ với con người.
Con người không phải là đối tượng săn mồi của sư tử nhưng trong những trường hợp đặc biệt, chúng không ngần ngại tấn công và ăn thịt. Trong lịch sử, sư tử là động vật nguy hiểm mà con người cần phải lẩn tránh và đối phó.
Con người cũng đã từng bước thuần hóa loài ăn thịt nguy hiểm này với mục đích nghiên cứu, hoặc giải trí, hoặc phục vụ biểu diễn xiếc. Tuy nhiên, đây là loài vật hoang dã, bản năng tự nhiên con rất mạnh mẽ, thường gây nguy hiểm đối với người nuôi.
Trong văn hóa, laoif vật dũng mãnh này là một trong những biểu tượng của sức mạnh và quyền uy được công nhận rộng rãi nhất. Không có động vật nào xuất hiện nhiều hơn sư tử trong nghệ thuật và văn chương. Chúng được tôn vinh là vua của muôn loài, là biểu tượng cho sức mạnh chinh phục, uy lực ngự trị và tinh thần hiệp sĩ. Ở các nước châu Á, sư tử được xem như một biểu tượng của sự may mắn, phồn vinh và thịnh vượng.
- Kết bài:
Dù là loài nguy hiểm và đáng sợ, loài sư tử vẫn được con người dành sự ngưỡng mộ và tình yêu mến lớn lao. Ngày nay, do thu hẹp địa bàn sống và sự săn bắt của con người, số lượng sư tử không còn nhiều, chủ yếu tập trung ở châu Phi, chúng rất cần được bảo vệ. Hi vọng, trong tương lai, với sự quan tâm của loài người tiến bộ, loài sư tử tiếp tục được duy trì nòi giống để con người chiêm ngưỡng và sùng bái.