phan-tich-bai-tho-cam-tac-vao-nha-nguc-quang-dong

Phân tích bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông của Phan Bội Châu

“Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” (Phan Bội Châu)

  • Mở bài:

Phan Bội Châu (1867 – 1940), là một nhân vật kiệt xuất của lịch sử dân tộc trong mấy chục năm đầu thế kỉ 20. “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” là tác phẩm xuất sắc của ông. Bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, bất khuất, tinh thần tự chủ, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trải qua bao sóng gió, mang hoài bão “kinh bang tế thế”, sáng ngời niềm tin tưởng vào sự nghiệp cứu nước, coi thường mọi thử thách hiểm nguy.

  • Thân bài:

Mở đầu bài thơ, Phan Bội Châu nêu cao chí chí khí:

“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.”

Câu thơ thứ nhất có 2 vế tiểu đối, điệp ngữ “vẫn” làm cho giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, khẳng định một tâm thế “hào kiệt” và “phong lưu”. Con người mang khí phách oai hùng của hào kiệt, nhưng vẫn có dáng vẻ lịch sử, trang nhã. Hai câu thơ ca ngợi vẻ đẹp văn vò song toàn của trang nam nhi, đầu đội trời, chân đạp đất, sống tự do tự tại giữa đất trời.

Câu thơ thứ hai, tác giả xem nhà ngục quân thù như “bến đậu” sau những ngày tháng “chạy mỏi chân”, hoạt động sôi nổi, trải qua muôn vàn gian truân thử thách: “Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù”.

Đọc câu thơ, ta cứ ngỡ như chuyện ngục tù đối với Phan Bội Châu chẳng qua chỉ như một sự nghỉ ngơi, là điểm trở về nương trú sau những bôn qua, vất vả trên đường đời. Tư thế vừa mơ đến bốn phương, vừa coi khinh ngục tù giam hãm, đạp bằng lao khổ của người chiến sĩ

Hai câu thực (3,4):

Nếu hai câu đề hiểu thị một cốt cách kẻ sĩ anh hùng thì đến hai câu thực, nhà thơ tỏ bày cảnh ngộ của một chiến sĩ cách mạng trong cảnh nước mất nhà tan, phải sống lưu vong nơi xa lạ (khách không nhà), lại bị tù tội:

“Đã khách không nhà trong bốn bể,
Lại người có tội giữa năm châu”.

Đó là bi kịch lịch sử mà Phan Bội Châu và hàng nghìn chiến sĩ cách mạng tiền bối đã trải qua. Đó cũng chính là thân phận của kẻ mất nước nhà tan. Câu thơ gợi niềm quặn đau của kẻ nặng tình với vận mệnh đất nước.

Hai câu luận (5, 6):

Tác giả thể hiện niềm tự hào về tài kinh bang tế thế (bồ kinh tế) giúp nước giúp dân, làm lên sự nghiệp lơn. Mối thù đối với lũ thực dân cướp nước và bọn phong kiến tay sai (cuộc oán thù) không hao giờ nguôi, quyết “cười tan”, rửa sạch “cuộc oán thù”:

“Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”.

Các từ ngữ hình ảnh “bủa tay ôm chặt” , “mở miệng cười tan” nói nên một tư thế hào hùng, một quyết tâm sắt dá không gì lay chuyển nối, sẩn sàng xả thân vì một lí tưởng cách mạng cao cả; giúp đời cứu nước.

Nghệ thuật tiểu đối làm cho giọng thơ thêm đĩnh đạc, hào hùng. Hình ảnh kì vĩ, các động từ gợi tả, (ôm chặt, cười tan) đã dựng lên bức chân dung tinh thần của một trang anh hùng, hào kiệt trong cảnh tù đày nguy hiểm vẫn lạc quan, bất khuất.

Hai câu kết (7,8)

Khẳng định một niềm tin mạnh mẽ, hiểu lộ một khí phách hiên ngang. Tin mình vẫn tồn tại “vẫn còn”; sự nghiệp cứu nước, cứu dân là chính nghĩa đang mở rộng ở phía trước. Chữ “còn” điệp lại hai lần, giọng thơ thêm hùng hồng, niềm tin tưởng lạc quan thêm chói sáng:

“Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”.

Đang bị gông cùm trong ngà ngục tử tù, nguy hiểm. Nay mai phải bước ra pháp trường, là nguy hiểm, máu chảy đầu rơi, thịt nát xương tan, nhưng đối với Phan Bội Châu thì “sợ gì đâu”. Trước vòng nguy hiểm vẫn hiên ngang thách thức, vẫn bất khuất, kiên cường: “Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”. Phan Bội Châu đã thể hiện một tâm thế “uy vũ bất năng khuất” của nhà cách mạng chân chính.

Cảm tác vào nhù ngục Quảng Đông đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ vĩ đại; giàu lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất, lạc quan trong tù đày nguy hiểm. Bài thơ có ngôn từ trang trọng, giọng điệu mạnh mẽ hùng hồn làm hiện lên bức chân dung tinh thần tự họa của những chí sĩ yêu nước.

  • Tổng kết:

Cảm túc vào nhà ngục Quang Đông là bài thơ viết theo thể thơ Đường luật, thất ngôn bát cú. Giọng điệu hào hùng mạnh mẽ. cảm hứng anh hùng dào dạt bài thơ. Bút pháp khoa trương, sử dụng nhiều tráng ngữ, lốì đối và sử dụng điệp ngữ rất sắc đã làm hiện lên cốt cách của bậc anh hùng thời loạn. Đây là bài ca yêu nước, bài ca tự do.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang