vinh-khoa-thi-huong-tran-te-xuong-12484-2

Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi hương của Trần Tế Xương

Phân tích bài thơ “Vịnh khoa thi hương” của Trần Tế Xương

  • Giá trị nội dung:

* Cảnh thi cử.

– Thời gian: Kì thi mở theo đúng thông lệ “ba năm mở một khoa”
– Hình thức: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”-> thi lẫn: không nghiêm túc, sự ô hợp, nhộn nhạo trong thi cử.
– Sĩ tử: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ: Nghệ thuật đảo ngữ: nhấn mạnh sự luộm thuộm, không gọn gàng, nhếch nhác, tội nghiệp, thể hiện sự giảm sút về “nho phong sĩ khí” của sĩ tử lúc bấy giờ.

* Hình ảnh quan sứ , bà đầm và sức mạnh châm biếm đã kích và nghệ thuật đối

– Quan trường: “ậm oẹ miệng thét loa” tỏ ra oai nhưng cái oai cố tạo ra, càng trở nên tức cười, thảm hại.
– Quan sứ và bà đầm: đón tiếp long trọng >< sự nhếch nhác, thảm hại của nhân vật chính trong kì thi->nổi bật nỗi nhục nhã ê chề của những trí thức nho học.
Lọng quan sứ ><váy mụ đầm: cờ trước người sau, váy trước, người sau,cờ che đầu quan sứ đối với váy bà đầm-> châm biếm bọn quan thầy và tay sai..

Nhận xét: Bằng giọng điệu mỉa mai châm biếm, từ ngữ đặc sắc tả cảnh thi cử diễn ra nhốn nháo, thảm hại, lố bịch không có vẻ trang trọng nghiêm túc vốn có của một kì thi Hán học. Qua cảnh tượng kì thi Hương năm Đinh Dậu (1897), tác giả đã khái quát bộ mặt xã hội việt nam những năm cuối tki XIX.

* Tâm trạng, thái độ nhà thơ.

– Nhân tài đất Bắc nào ai đó: câu hỏi phiếm chỉ không chỉ hướng đến các sĩ tử mà còn là những người được xem là “nhân tài đất bắc”, những người có trách nhiệm, có tự trọng hãy nhìn thẳng vào sự thật
-Nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước vận mệnh dân tộc.Cũng qua đó, cho thấy tg là người trọng danh dự,và là người có tấm lòng với dân với nước.

Bài thơ nêu lên bức tranh hiện thực sinh động, sắc nét, có giá trị khái quát cao về một khoa thi cuối mùa- khoa thi Đinh Dậu 1897, khi thực dân Pháp đã đặt ách đô hộ lên đất nước ta. Qua khung cảnh trường thi thiếu tôn nghiêm và có phần lố bịch, ta thấy được tình cảnh của đất nước: sự nhốn nháo, ô hợp, sự đáp đảo của ngoại bang. Đồng thời, bộc lộ tâm trạng của nhà thơ: nỗi đau đớn, nỗi nhục mất nước, căm ghét khinh bỉ bọn thực dân xâm lược, muốn thức tỉnh lương tri, thức tỉnh tinh thần dân tộc ở mỗi người.

  • Giá trị nghệ thuật:

Vịnh khoa thi hương là một bài thơ Nôm Đường luật độc đáo, mang những nét nghệ thuật đặc sắc của thơ Tú Xương: sự kết hợp hài hòa bút pháp nghệ thuật trào phúng và bút pháp trữ tình; ngôn ngữ đặc sắc, cách chọn các chi tiết điển hình, Việt hóa thơ Đường luật rất tự nhiên thuần thục.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang