ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN NGỮ VĂN.
NHXH: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.
NLVH Vợ chồng A Phủ
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
[…]Cứ tới chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập hộp thư “Thay lời muốn nói ” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những ba-mẹ-còn-sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng… na ná nhau, kiểu như “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con… Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm…, những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra khỏi đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi… lại được nhắc mà sực nhớ ra, lần kể tiếp.
Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ.
(Thương còn không hết…, ghét nhau chi, Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ, tr.31-32)
- Chỉ ra những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻ được nêu trong đoạn trích.
- Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề về ơn nghĩa sinh thành?
- Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi phong trào và những áy náy ray rứt theo làn sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những người trẻ ngày nay?
- Theo anh/chị, điều gì quan trọng nhất trong một lời xin lỗi? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ thông điệp của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong truyện Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn sau:
Đoạn 1:
“…Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi – Em yêu người nào, em bắt pao nào… Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa… ”
Đoạn 2:
“…Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưnng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
Ở đây chết mất…. ”
(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, sách Giáo khoa Ngữ văn 12, cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008, tr 9,11)
Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật khát vọng sống của nhân vật này.
. ———–HẾT———-
ĐÁP ÁN.
Phần | Câu/Ý | Nội dung | Điểm |
Phần I | Đọc hiểu | 3.0 | |
Câu 1 | Những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻ được nêu trong đoạn trích: – Nội dung lời xin lỗi na ná nhau, không xuất phát từ tình cảm chân thành của con cái với đấng sinh thành; – Tâm trạng của người xin lỗi: áy náy ray rứt theo làn sóng, xuất hiện rồi tan biến ngay sau đó. – Người được nhận lời xin lỗi: khó có thể vui hơn. | 0.5 | |
Câu 2 | Trước thực trạng những lời xỉn lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về chủ đề về ơn nghĩa sinh thành, tác giả thể hiện tâm trạng băn khoăn, lòng ngậm ngùi buồn. | 0.5
| |
Câu 3 | Học sinh có thể để xuất những nguyên nhân khác nhau. Yêu cầu hợp lí và thuyết phục Gợi ý: -Tâm lí e ngại thể hiện tình cảm của người Á Đông. -Lối sống hời hợt, thiếu sâu sắc. – Bị cuốn theo nhịp sống vội vã khiến con người dễ quên đi những việc ân nghĩa. | 1.0
| |
Câu 4 | Học sinh có thể có nhiều lựa chọn trả lời. Gợi ý: Sự chân thành; Thái độ hối lỗi… Ví dụ: Điều quan trọng nhất trong một lời xin lỗi là thái độ chân thành. Vì một lời xin lỗi chân thành cho thấy sự hối lỗi thực sự, tỏ rõ người xin lỗi muốn được cảm thông, tha thứ và muốn khắc phục, sửa chữa lỗi lầm mình mắc phải. | 1.0
| |
Phần I | Làm văn | ||
Câu 1 | Từ thông điệp của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách. | 2.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách. | 0.25
0.25
| ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận. c.2. Các câu phát triển đoạn: – Giải thích: Lời xin lỗi là lời nói, hành động thể hiện sự nhận thức và hối lỗi của mình khi có những suy nghĩ, hành động sai trái. – Bàn luận: + Có nhiều cách để thực hiện lời xin lỗi, tuy nhiên để lời xin lỗi có giá trị cao nhất, cần thực hiện nó đúng cách. + Xin lỗi đúng cách sẽ dễ nhận được sự đồng cảm tha thứ hơn. + Xin lỗi đúng cách sẽ giúp bạn thoải mái hơn vì được giải tỏa mặc cảm tội lỗi. + Xin lỗi đúng cách cũng góp phần nâng cao phẩm giá, nhân cách của bạn. c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Cần rèn luyện cho mình một cái tâm chân thành để khi sai lỗi, biết nhận lỗi và thực hiện việc hối lỗi đúng đắn. | 1.00 | ||
d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||
Câu 2 | Phân tích nhân vật Mị qua hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn, từ đó làm nổi bật khát vọng sống của nhân vật này. | 5,0 | |
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | (0,25) | ||
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Nhân vật Mị qua hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn. Khát vọng sống của nhân vật Mị. | (0,25) | ||
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1.Mở bài: 0.25 – Giới thiệu tác giả, tác phẩm: +Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. +”Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông. – Nêu vấn đề cần nghị luận: trong truyện, qua hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn, nhà văn ca ngợi khát vọng sống của nhân vật này. 3.2.Thân bài: 3.50 a. Khái quát về tác phẩm, đoạn trích: -“Vợ chồng A Phủ”, trích trong tập “Truyện Tây Bắc”, là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1953. Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động – Hai lần nói về việc Mị “vùng bước đi” và “băng đi” ở hai đoạn văn thuộc phần một của truyện. b. Giới thiệu nhân vật Mị: – Mị là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, có nhiều chàng trai theo đuổi. Vì món nợ truyền kiếp của cha với nhà thống lí, Mị đã bị bắt về cúng ma và làm con dâu gạt nợ nhà thống lí. Từ cô gái yêu tự do, tràn đầy sức sống, Mị trở thành nô lệ, dần dần tê liệt về tinh thần. Thế nhưng với phẩm chất tốt đẹp của người lao động, sức sống cứ tiềm tàng, âm ỉ rồi bùng cháy mãnh liệt đề rồi Mị tự đứng dậy cắt dây cởi trói trả lại tự do cho chính mình. c. Phân tích hai chi tiết: * Đoạn 1: -Vị trí: Sau khi uống rượu, lắng nghe tiếng sáo trong không khí đêm tình mùa xuân đang về, tâm trạng Mị có sự thay đổi. Từ kiếp sống nô lệ, cam chịu, Mị muốn đi chơi. Đúng lúc đó, A Sử đi vào trói Mị suốt đêm trong buồng tối. – Hoàn cảnh: Bị trói suốt đêm, nhưng trong lòng đang muốn đi chơi. – Tâm trạng Mị: + Hơi rượu nồng nàn: ++ Là tác nhân quan trọng thay đổi tâm lí của Mịị. Mị đã uống ực từng bát để trôi đi tất cả những đắng cay. Nó là chất xúc tác để Mị trở về quá khứ, sống lại những tháng ngày tuổi trẻ đẹp đẽ; ++ Hơi rượu khiến Mị chìm đắm trong quá khứ ngọt ngào của tình yêu, hạnh phúc bất chấp hiện thực phũ phàng; + Tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi: ++Tiếng sáo là biểu tượng cho tình yêu, hạnh phúc, khát vọng tuổi trẻ . ++Tiếng sáo từ ngoại cảnh trở thành tiếng sáo trong tâm tưởng, thúc giục Mị đi theo tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc. + Mị vùng bước đi: Hành động cho thấy, dù thân thể bị trói đứng nhưng tâm hồn Mị hoàn toàn tự do. Khao khát cháy bỏng chuyển hóa thành hành động. Đó là khát vọng muốn vượt thoát khỏi hiện thực đau khổ, cuộc sống tù đày, kìm kẹp để tìm đến cuộc sống tự do, tình yêu và hạnh phúc. – Đoạn văn thể hiện diễn biến tâm lý của Mị trong đêm bị trói đứng xoay quanh khát vọng vượt thoát khỏi hiện thực, khao khát cháy bỏng được sống tự do, được hưởng tình yêu và hạnh phúc. Đoạn văn thể hiện sức sống tiềm tàng mà mãnh liệt đang trỗi dậy trong tâm hồn Mị. – Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế. *Đoạn văn 2: – Vị trí: Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ và thấy A Phủ băng đi trong đêm tối, Mị đã nghĩ đến mình bèn băng đi, chạy theo A Phủ để trốn khỏi Hồng Ngài. – Hoàn cảnh: Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị rơi vào tình cảnh éo le, bi đát, có nguy cơ bị trói đứng thay cho A Phủ. -Diễn biến tâm trạng, hành động, lời ttóỉ của Mị: + Mị đứng lặng trong bóng tối: Đứng lặng bởi hiện tại Mị vẫn đang bị trói chặt bởi một sợi dây vô hình: hủ tục. Đứng lặng bởi giờ đây đang diễn ra cuộc đấu tranh trong nội tâm, giữa nỗi sợ hãi và lòng yêu đời ham sống. + Chạy theo A Phủ: “vụt chạy theo… Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi… ”.Chạy để tự cứu mình, để tìm đến cuộc sống tự do. Đây là cuộc cách mạng trong tư tưởng, là chiến thắng của khát vọng sống mãnh liệt trỗi dậy trong Mị. + Hai lời thoại: “A Phủ cho tôi đi” và “Ở đây thì chết mất.” ngắn gọn nhưng thấy được sự quyết tâm và nhận thức rõ ràng giữa hiện thực cuộc sống và khát vọng được sống của nhận vật. – Đoạn văn tập trung thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng và hành động của nhân vật. Tất cả đều thể hiện một khát vọng vượt thoát khỏi số phận nô lệ, khát vọng được sống tự do của nhân vật. Đoạn văn cho thấy vẻ đẹp đầy nội lực, lòng dũng cảm và sự quyết đoán của nhân vật khi dám vượt qua mọi sợ hãi, tự cắt dây cỏi trói cho chính mình. – Nghệ thuật: miêu tả nhân vật qua diễn biến tâm lý, ngôn ngữ và hành động. d. Nhận xét khát vọng sống của nhân vật Mị. – Cả hai đoạn văn đề tập trung làm nổi bật khát yọng sống chân chính cử nhân vật: Đó là khát vọng giải thoát khỏi kiếp nô lệ, khát vọng được sống tự do, sống trong tình yêu, hạnh phúc; – Nếu khát vọng đó ở đoạn 1 chỉ dừng lại ở những diễn biến trong tâm trạng và cũng nhanh chóng bị ngịch cảnh chi phối thì ở đoạn 2 nóđã chuyển hoá thành hành động mạnh mẽ, quyết liệt của nhận vật; – Vì vậy, nhân vật Mị hiện lên không chỉ có khát vọng sống cao đẹp mà còn thể hiện ở tinh thần phản kháng, đấu tranh để được thoát khỏi nô lệ, về với cách mạng. 3.3.Kết bài: 0.25 – Tóm lại, ý nghĩa khát vọng sống của nhân vật Mị qua hai đoạn văn; – Bài học cuộc sống rút ra từ nhân vật. | (4.00) | ||
4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | ( 0,25) | ||
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu | ( 0,25) |