dan-bai-phan-tich-hoi-thu-muoi-bon-trich-hoang-le-nhat-thong-chi

Dàn bài phân tích “HỒI THỨ MƯỜI BỐN” (trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô Gia Văn Phái)

Dàn bài phân tích “HỒI THỨ MƯỜI BỐN” (trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô Gia Văn Phái)

  • Mở bài:

– Ngô gia văn phái là một nhóm các tác giả dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (Hà Tây) – một dòng họ lớn tuổi với truyền thống nghiên cứu sáng tác văn chương ở nước ta.

– “Hoàng Lê nhất thống chí” gồm 17 hồi, có tính chất chỉ ghi chép sự kiện lịch sử xã hội có thực, nhân vật thực, địa điểm thực. Đâu là cuốn tiểu thuyết lịch sử – viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi. Tác phẩm là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX, trong đó hiện lên cuộc sống thối nát của bọn vua quan triều Lê – Trịnh. Văn bản là “Hồi thứ 14″ của tác phẩm.

  • Thân bài:

* Tóm tắt: Được tin báo quân thanh vào thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ rồi tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân chinh cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính. Ngày ba mươi tháng chạp, đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn mùng bảy năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn thẳng về biên giới phía bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy tháo thân.

1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.

a) Nguyễn Huệ là người bình tĩnh, hành động nhanh, kịp thời, mạnh mẽ, quyết đoán trước những biến cố lớn.

– Tiếp được tin báo, Bắc Bình Vương “giận lắm”.

– Họp các tướng sỹ – định thân chinh cầm quân đi ngay; lên ngôi vua để chính danh vị (dẹp giặc xâm lược trị kẻ phản quốc).

– Ngày 25-12: Làm lẽ xong, tự đốc suất đại binh cả thuỷ lẫn bộ, đến Nghệ An ngày 29-12.

– Gặp người cống sĩ (người đỗ cử nhân trong kỳ thi Hương) ở La Sơn.

– Mộ thêm quân (3 xuất đinh lấy một người), được hơn một vạn quân tinh nhuệ.

b) Nguyễn Huệ là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, mưu lược.

– Khẳng định chủ quyền dân tộc.

– Nêu bật chính nghĩa của ta – phi nghĩa của địch và dã tâm xâm lược của chúng – truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta.

– Kêu gọi đồng tâm hiệp lực, ra kỷ luật nghiêm, thống nhất ý chí để lập công lớn.

– Lời dụ lính như một lời hịch ngắn gọn có sức thuyết phục cao (có tình, có lý).

– Kích thích lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc, thu phục quân lính khiến họ một lòng đồng tâm hiệp lực, không dám ăn ở hai lòng.

c) Nguyễn Huệ là người luôn sáng suốt, mưu lược trong việc nhận định tình hình, thu phục quân sĩ.

– Theo binh pháp “Quân thua chém tướng”.

– Hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người, đúng việc.

– Sáng suốt mưu lược trong việc xét đoán dùng người.

– Tư thế oai phong lẫm liệt.

– Chiến lược: Thần tốc bất ngờ, xuất quân đánh nhanh thắng nhanh (hơn 100 cây số đi trong 3 ngày).

– Tài quân sự: nắm bắt tình hình địch và ta, xuất quỷ nhập thần.

– Tầm nhìn xa trông rộng – niềm tin tuyệt đối ở chiến thắng, đoán trước ngày thắng lợi.

d) Nguyễn Huệ là bậc kỳ tài trong việc dùng binh: bí mật, thần tốc, bất ngờ.

– Trận Hà Hồi: vây kín làng, bắc loa truyền gọi, quân lính bốn phía dạ ran, quân địch “rụng rời sợ hãi”, đều xin hàng, không cần phải đánh. Trận Ngọc Hồi, cho quân lính lấy ván ghép phủ rơm dấp nước làm mộc che, khi giáp lá cà thì “quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao chém bừa…” khiến kẻ thù phải khiếp vía, chẳng mấy chốc thu được thành.

– Bằng cách khắc hoạ trực tiếp hay gián tiếp, với biện pháp tả thực, hình tượng người anh hùng dân tộc hiện lên đẹp đẽ tài giỏi, nhân đức.

→ Là vị tướng có tài hao lược, hành quân thần tốc, giữ bí mật tuyệt đối. Tổ chức các cánh quân tuyệt vời
Hình ảnh người anh hùng được khắc họa khá đậm nét với tính chất quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén, tài dùng bình như thần. Là người tổ chức là linh hồn của chiến công vĩ đại. Khi miêu tả trận đánh của Nguyễn Huệ, với lập trường dân tộc và lòng yêu nước, tác giả viết với sự phấn chấn, những trang viết chan thực có màu sắc sử thi.

2. Hình ảnh bọn xâm lược và lũ tay sai bán nước.

a) Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:

– Tôn Sĩ Nghị là tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình; kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch. Không đề phòng, không được tin cấp báo.

– Ngày mồng 4, quân giặc được tin Quang Trung đã vào đến Thăng Long:

+ Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, nhằm hướng bắc mà chạy.

+ Quân sĩ thì hoảng sợ, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông, chết như rạ. Sông Nhị Hà vì thế mà bị tắc nghẽn.

b) Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước, hại dân:

– Vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù. Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin.

– Khi quân Tây Sơn đến, vua Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”.

– Đuổi kịp Tôn Sỹ Nghị, vua tôi “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” đến mức “Tôn Sỹ Nghị cũng lấy làm xấu hổ”.

– Bám chân của giặc và chết nơi đất khách.

3. Nghệ thuật biểu hiện.

– Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.

– Khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi

– Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập

– Miêu tả hành động, lời nói của nhân vật, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân một cách cụ thể

  • Kết bài:

Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang