Dàn bài phân tích bài thơ HẦU TRỜI ( Tản Đà)
- Mở bài:
– Tản Đà (1889- 1939) :“Con người của 2 thế kỉ” cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương. Cái gạch nối, cái bản lề của văn học trung đại và văn học hiện đại.
– Bài thơ “Hầu trời”: bài thơ có cấu tứ là một câu chuyện nhỏ. Đó là thi sĩ Tản Đà lên hầu trời, đọc thơ cho trời và chư tiên nghe. Trời và chư tiên khen hay và hỏi chuyện. Và tác giả đã kể những chi tiết rất thực về cuộc đời mình và cảnh nghèo khó của những người sáng tác văn chương ở hạ giới. Trời nghe cảm động và thấu hiểu nỗi lòng của thi sĩ.
- Thân bài:
1. Câu chuyện hầu trời:
a/ Lí do và thời điểm lên hầu trời.
Cách mở đầu câu chuyện: Gây ấn tượng mạnh mẽ, gợi trí mò tò thu hút người đọc
– Trăng sáng, canh ba (rất khuya): một khoảnh khắc yên lặng, tĩnh mịch.
– Nhà thơ không ngủ được, thức bên ngọn đèn xanh, vắt chân chữ ngũ…Tâm trạng buồn, ngồi dậy đun nước, ngâm ngợi thơ văn, ngắm trăng trên sân nhà.
– Hai cô tiên xuất hiện, cùng cười, nói: trời đang mắng vì người đọc thơ mất giấc ngủ của trời, trời sai lên đọc thơ cho trời nghe!
– Theo lời kể của nhân vật trữ tình, không gian, cảnh tiên như hiện ra:
+ “Đường mây” rộng mở
+ “Cửa son đỏ chói” tạo vẻ rực rỡ
+ “Thiên môn đế khuyết”: nơi ở của vua, vẻ sang trọng. “Ghế bành như tuyết vân như mây” → tạo vẻ quý phái.
b/ Cảnh đọc thơ cho trời và các chư tiên nghe.
– Tâm trạng của thi sĩ say sưa đọc thơ: Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng, có phần tự hào tự đắc vì văn thơ của chính mình, đọc thơ say sưa.
– Thái độ của trời và các chư tiên: Trời khen nhiệt tình và đánh giá rất cao thơ văn thi sĩ. Trời lấy làm hay. Chư tiên ao ước tranh nhau dặn mang lên đây bán chợ trời
c/ Câu chuyện về cuộc đời của thi sĩ và của các tác giả sáng tác văn chương đương thời
– Cảnh đời nghèo khó: “thước đất cũng không có”, tài sản duy nhất: có một bụng văn.Văn chương rẻ như bèo kiếm được đồng lãi thực rất khó, làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.
– Lời động viên của trời: thực chất đó là lời động viên của chính mình và các văn sĩ cùng thời với mình.
d/ Con người Tản Đà:
– Thái độ ngông: tự tin kiêu hãnh giá trị của bản thân tự nhận là trích tiên để thực hiện sứ mệnh cao cả là khôi phục lại thiên lương của nhân loại.
– Có ý thức trách nhiệm với cuộc đời.
- Kết bài:
– Hầu trời là một bài thơ thể hiện sự ngông cuồng của tác giả, sự hóm hỉnh, vui đùa đã khiến cho bài thơ trở nên độc lạ và thú vị hơn. Tuy không trực tiếp bàn về các vấn đề trong xã hội, khi cảm nhận tác phẩm này, ta vẫn thấy bóng dáng của các vấn đề ấy dưới một hình thức thể hiện khác, mới mẻ hơn, ấn tượng hơn so với trước đó.