»» Nội dung bài viết:
Dàn bài phân tích truyện ngắn “NGƯỜI TRONG BAO” (Sê khốp).
- Mở bài:
– Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỷ XIX, là nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. Đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật Sê-khốp là sự giản di, thâm trầm, hàm súc. Cốt truyện thường đơn giản, ít yếu tố gay cấn, nhưng thường đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.
– “Người trong bao” được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta,trên bán đảo Crưm,biển Đen. Sê-khốp đã sử dụng hình ảnh Bê-li-cốp để phê phán một bộ phận trí thức Nga hèn nhát, bảo thủ, nhu nhược và ích kỷ. Qua câu chuyện của Bê-li-cốp, Sê-khốp đã nhắc nhở rằng, Bê-li-cốp là sản phẩm của một chế độ Sa hoàng ngột ngạt, bức bách, cần có thay đổi, qua đó, ông thức tỉnh mọi người Nga cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX rằng: “Không thể sống mãi như thế được!”.
- Thân bài:
1. Nhân vật Bê-li-cốp.
a. Bê-li-cốp – một con người lập dị.
– Ngoại hình: Gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn. Cách ăn mặc phục sức: Đi gày cao su, cầm ô, nhất thiết phải mặt áo bành cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt.
– Vật dụng hằng ngày: Cái ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì … đều được để trong bao.
– Ngôn ngữ: “nhỡ lại xãy ra chuyện gì thì sao” → Nhút nhát, im lặng.
– Hành động, sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày: Trời rất đẹp vẫn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, đeo kính râm… Tất cả đều đề trong bao “kì quái,khác người, lập dị”.
* Tính cách Bê-li-cốp.
– Có khát vọng kì dị,mãnh liệt:Thu mình vào một cái vỏ,tạo ra cho mình một thứ bao để ngăn cách….
– Nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ca ngợi tôn sùng quá khứ:say mê và ca ngợi tiếng Hi Lạp.
– Suy nghĩ và hành động theo kiểu máy móc, giáo điều, rập khuôn: phản ứng việc đi xe đạp của 2 chị em Va-ren-ca, thói quen trong quan hệ đồng nghiệp ý nghĩ giấu trong bao, luôn thỏa mãn, hài lòng, hạnh phúc, mãn nguyện với lối sống của mình.
– Lối sống của Bê-li-cốp ảnh hưởng sâu sắc. Khi Bê-li-cốp còn sống: anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa y.
– Cô độc,luôn lo lắng và sợ hãi.
– Luôn luôn thoả mãn và hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu, kì quái của mình: “Hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao và cảm thấy an tâm sung sướng, mãn nguyện.
→ Lối sống ảnh hưởng dai dẳng, mạnh mẽ đến lối sống và tinh thần của mọi người. Như vậy Bê-li-cốp xuất hiện gây ấn tượng mạnh mẽ về kiểu người có lối sống lập dị, khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong bao để tránh tiếp xúc, ảnh hưởng từ cuộc sống bên ngoài.
2. Cái chết của Bê-li-cốp
a. Nguyên nhân:
– Vì bị ngã đau, lại mắc bệnh nặng lại không chịu chữa.
– Do sốc trước thái độ và hành động của chị em Va-ren-ca.
– Sâu xa hơn, đó là cái chết tất yếu.Tạng người và cách sống của y, trước sau gì cũng bị hoặc tự tiêu diệt.
+ Thái độ của hắn khi đi vào cõi chết : vẻ mặt hiền lành, dễ chịu, tươi tỉnh và mãn nguyện.
+ Hắn mừng rằng cuối cùng hắn đã được chui vào trong cái bao mà từ đó không bao giờ phải thoát ra nữa…hắn đã đạt được mục đích của cuộc .
– Xét về logíc cuộc sống:cách sống ấy không thể tồn tại lâu dài được bởi con người không thể sống mà thiếu niềm vui, hạnh phúc…
– Xét về logíc nghệ thuật:cái chết là một chi tiết quan trọng để đẩy tính cách nhân vật lên cao bởi khi chết hắn vĩnh viễn được nằm trong cái bao mà hắn từng khao khát.
b. Thái độ của mọi người:
– Bê-li-cốp còn sống mọi người sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.
+ Khi y chết, mọi người thấy nhẹ nhàng, thoải mái.
+ Một tuần sau người ta thấy xuất hiện nhiều người như hắn. Cuộc sống chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Nhưng chưa bao lâu thì cuộc sống lại diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng.
→ Bê- li-cốp không phải là một con người cụ thể, một trường hợp duy nhất mà đã trở thành nhân vật điển hình trong xã hội. Lối sống, kiểu người Bê-li-cốp đã đầu độc không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hoá nước Nga đương thời.
c. Ý nghĩa:
– Lối sống ấy đã đầu độc bầu không khí trong lành,lành mạnh của văn hóa, đạo đức và tiến bộ của XH Nga đương thời.
– Đó là một hiện tượng xã hội phổ biến rộng rãi.
3. Hình ảnh biểu tượng cái bao.
– Nghĩa đen:Vật dùng để đựng có hình túi hoặc hình hộp, là vật dụng quen dùng của Bê-li-cốp.
– Nghĩa bóng:Lối sống và tính cách của nhân vật Bê-li-cốp.
– Nghĩa biểu trưng: Lối sống thu mình,hèn nhát, ích kỉ cá nhân,hủ lậu… đã và đang tồn tại làm ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ ở nước Nga”giá trị phê phán.
– Ýnghĩa phổ quát: Nước Nga lúc bấy giờ cũng là chiếc bao trói buộc tự do con người → giá trị tố cáo. Cả xã hội Nga thời điểm đó cũng là cái bao khổng lồ trói buộc,ngăn chặn sự tự do của con người “sức mạnh tố cáo.
[Cái bao là biểu tượng giàu ý nghĩa,là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả.
4. Ý nghĩa thời sự:
– Ý nghĩa thời sự của truyện “Người trong bao”
– Lối sống hèn nhát, cố chấp, bảo thủ vẫn tồn tại trong xã hội, đặc biệt trong học đường (ích kỉ, giáo điều, hèn nhát…)
– Cần bày tỏ thái độ trước lối sống trong bao đó:
+ Phê phán, chỉ trích, không đồng tình.
+ Xác định lối sống lành mạnh, chan hòa, đúng chuẩn mực văn hóa, đạo đức cộng đồng.
5. Nghệ thuật biểu hiện.
– Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng bên trong đầy trăn trở, bức xúc
– Xây dựng nhân vật vừa cụ thể vừa khái quát, tính các nhân vật kì quái mà vẫn chân thực
– Hình ảnh cái bao, câu nói lặp đi lặp lại của nhân vật: Nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao có giá trị nghệ thuật cao
– Bê- li-cốp thực sự là một hình tượng nhân vật độc đáo không chỉ với văn học Nga mà còn với văn học thế giới. Đây là một nhân vật điển hình, khác biệt, không giống với khuôn mẫu của bất kỳ nhân vật nào khác. Qua hình tượng ấy, Sê-khốp đã kể một câu chuyện với một giọng mỉa mai, châm biếm, nhưng cũng u buồn, mặc dù ai đọc truyện ngắn cũng sẽ tưởng rằng câu chuyện này được kể bởi Burkin. Đó là hình thức truyện lồng trong chuyện độc đáo.
- Kết bài:
– Người trong bao của Sê-khốp là một tác phẩm mang lại cho người đọc thật nhiều cảm xúc, vừa bi hài vừa đáng để suy ngẫm, vừa tiếc thương cho một kiếp người sống vô nghĩa.
– Qua truyện ngắn, nhà văn không chỉ phản ánh khách quan hiện thực xã hội Nga lúc bấy giờ, mà ông còn khéo léo nhắc nhở mỗi con người: Hãy nhìn cuộc sống với sự lạc quan vốn có, giữ cho tâm không phê phán, hơn thua. Nếu ta cảm thấy cuộc sống không hạnh phúc, vấn đề không phải do một ai khác mà nó nằm ngay chính tâm ta.