Bài văn miêu tả cây bàng trong sân trường em
I. Mở bài:
– Giới thiệu về cây bàng: Cây bàng ai trồng? (anh chị hoặc thầy cô trồng kỉ niệm…). Cây bàng được trồng ở đâu? Bao lâu rồi?
II. Thân bài:
a. Tả bao quát:
– Tán cây toa xòa ra như cái ô màu xanh khổng lồ rợp mát cả một gốc sân trường.
b. Tả chi tiết:
– Cây bàng đã nhiều năm. Rê cây cuồn cuồn nổi trên mặt đất như những con trăn khổng lồ.
– Thân cây to lớn vút lên trời cao. Vỏ cây màu nâu, xù xì, thô ráp.
– Từ thân chính rất nhiều cành to lực lưỡng vươn ra, tán lá chĩa ra nhiều hướng.
– Lá bàng lớn khoảng bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt và bóng hơn.
– Lá bàng non có màu xanh nhạt, mọc theo từng chùm.
– Hoa bàng nở vào mùa hè, nhỏ và có màu trắng.
– Trái bàng có hình thoi, màu xanh, khi trái bàng chín ngả sang màu vàng, sau cùng là màu đỏ.
c. Lợi ích của cây bàng:
– Gốc bàng là nơi vui chơi, trú ẩn tránh khỏi nắng mưa.
– Bóng mát che chở cây cối và muôn loài.
– Lá, vỏ và hạt đều có những công dụng khác nhau.
d. Tả cây bàng qua từng mùa:
– Mùa xuân:
+ Nhiều chồi non mơn mởn.
+ Cuối xuân lá bàng xanh phủ kín cành nhánh .
– Mùa hạ:
+ Cây rất nhiều lá, lá bàng ngả sang màu xanh đậm.
+ Những lá bàng che chở, làm bóng mát. Đây là mùa của những chú chim đua nhau làm tổ.
– Mùa thu:
+ Lá cây ngả màu sang nâu, vàng…
+ Quả bàng bắt đầu chín vàng, thỉnh thoảng còn rơi xuống đất.
– Mùa đông:
+ Thân cây sần sùi, khô ráp, co lại như chống chọi với gió và rét. Cành cây lẻ loi trơ trọi với thời tiết.
+ Lá bàng vàng khô rụng gần hết, cành cây khẳng khiu. Lác đác còn vài lá bàng khô.
III. Kết bài:
– Cảm nghĩ của em về cây bàng.
– Cây bàng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, kỷ niệm tuổi thơ.