doc-hieu-van-ban-van-te-nghia-si-can-giuoc-nguyen-dinh-chieu

Đọc hiểu văn bản Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu).

Đọc hiểu văn bản:

Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc
(Nguyễn Đình Chiểu).

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

a. Cuộc đời.

– Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tự  là  Mạnh  Trạch,  hiệu  Trọng Phủ, Hối Trai. Quê  quán:  sinh  tại  quê  mẹ  ở  tỉnh  Gia  Định  xưa  trong  một  gia đình nhà nho.

Sinh ra ở quê  mẹ: làng Tân Thới, phủ Tân  Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định  (nay thuộc thành phố HCM).

Hoàn cảnh xuất thân: trong một gia đình nhà nho, Cha làm thư lại trong dinh tổng trấn Lê Văn Duyệt.

Năm 1833 được cha đưa ra Huế để ăn học. Năm 1843 vào Gia Định thi đỗ tú tài.  Năm 1846  lại  ra  huế để chuẩn bị thi tiếp.

Năm 1849 sắp thi thì được tin mẹ mất, ông bỏ thi về Nam chịu tang mẹ. Dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều, ông bị đau nặng và mù cả hai mắt; 

– Ông học nghề  thuốc sau đó về quê vừa dạy học vừa bốc thuốc vừa làm thơ, sống giữa tình thương và lòng hâm mộ của bà con cô bác

Khi thực dân Pháp xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu vẫn cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu định kế giết giặc.  Thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc Ông nhưng không được.

–  Năm1888 Ông từ trần, cánh đồng Ba Tri rợp khăn tang khóc thương Đồ Chiểu.

b. Sự nghiệp thơ văn.

* Những tác phẩm chính.

– Sự nghiệp văn chương của ông, có thể chia thành hai thời kỳ sáng tác:

+ Giai đoạn đầu (những năm 50 của thế kỷ 19): Trong giai đoạn này, ông viết “Lục Vân Tiên” và “Dương Từ-Hà Mậu”. Có thể xem đây là thời kỳ khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng yêu nước yêu dân của ông.

+ Giai đoạn sau bắt đầu từ ngày quân Pháp đến chiếm lấy Gia Định (1859) cho đến khi ông qua đời (1888): ngòi bút của ông ở giai đoạn này gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân mất nước. Trong nhiều tác phẩm như “Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Lục tỉnh sĩ dân trận vong”... ông đã lên án mạnh mẽ quân Pháp xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, đồng thời ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu anh dũng của nhân dân. Đây là giai đoạn phát triển cao và rực rỡ của sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Chiểu.

– Dù ở giai đoạn nào, trong các tác phẩm của ông nổi bật lên ba đặc điểm về nội dung và hình thức, đó là:

+ Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam.

+ Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.

+ Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này.

– So với các trước tác của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với họ, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn hợp tác…

– Những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân và còn lại đến ngày nay. Có thể chia chia thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu thành 2 bộ phận chủ yếu:

Các truyện thơ Nôm:

+ Lục Vân Tiên.
+ Dương Từ – Hà Mậu
+ Ngư tiều y thuật vấn đáp.

– Thơ văn yêu nước chống Pháp gồm các bài thơ lẻ, văn tế, thơ điếu, những bài thơ, bài hát, đối thoại của các nhân vật trong các tác phẩm “Dương Từ – Hà Mậu” “Ngư tiều y thuật vấn đáp” như:

+ Chạy giặc
+ Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc.
+ Từ biệt cố nhân.
+ Ngựa tiêu sương
+ Con dê.
+ Trời bão.
+Nước lụt.
+ Cáo thị
+ Văn điếu Trương Định.
+ Thơ điếu Trương Định
+  Thơ điếu Phan Tòng
+ Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong.
+ Hịch đánh chuột.
+ Thơ cho em.

– Các bài thơ, bài hát và trích đoạn trong các tác phẩm Dương Từ – Hà Mậu và Ngư tiều y thuật vấn đáp. Ngoài ra còn có 5 bài thơ lẻ, nhiều người cho là của Nguyễn Đình Chiểu nhưng vẫn còn trong dạng tồn nghi chưa xác định.

* Nội dung thơ văn.

– Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:

+ Quan niệm nghệ thuật: Học theo ngòi bút chí công / Trong thơ, cho ngụ tấm lòng Xuân Thu; Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà!

+ Thơ văn đề cao đạo đức, lí tưởng nhân nghĩa: Những bài học về đạo làm người mang tinh thần nhân nghĩa của  đạo nho nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.

– Thơ  văn  yêu  nước  chống  Pháp:

+ Ghi lại chân thực một giai đoạn lịch sử khổ nhục, đa thương của đất nước.

+ Khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta.

+ Nhiệt liệt  biểu dương, ca ngợi những anh hùng đã chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

* Nghệ thuật thơ văn.

– Văn chương trữ tình đạo đức: vẻ đẹp thơ văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm.

– Bút pháp trữ tình xuất phát  từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành… 

–  Đậm đà sắc thái Nam bộ: Lời ăn tiếng nói mộc mạc…..

– Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.

c. Đánh giá:

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang tật mù lòa và gặp lúc biến loạn nhưng vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy thuốc mẫu mực mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làm thơ là để “chở đạo, sửa đời và dạy người”. Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân yêu nước của ông.

– Nguyễn  Đình Chiểu sống mãi bởi nhân cách cao đẹp. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu vang mãi trong lòng dân tộc,  là ngôi sao càng nhìn càng toả sáng.

2. Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”.

– Hoàn cảnh sáng tác : Bài văn tế được viết theo yêu cầu của tuần phủ Đỗ Quang để đọc tại lễ truy điệu các nghĩa sĩ Cần Giuộc; nhưng cũng là tiếng khóc tự đáy lòng tác giả và là tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh của những người anh hùng. Bài  văn tế nằm trong giai đoạn thứ 2 thuộc bộ phận văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. Đây là tác phẩm  có giá trị đặc biệt và độc đáo trong văn học dân tộc. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học tác giả đã dựng một tượng đài nghệ thuật về hình ảnh những người nông dân chống thực dân Pháp tương xứng với phẩm chất vốn có của họ ở ngoài đời.

– Bố  cục theo cấu trúc chung: lung  khởi, thích thực, ai vãn, kết.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Giới thiệu khái quát về thời cuộc và nhân vật người nông dân nghĩa sĩ:

– Với hình thức ngắn gọn, câu văn đã dựng nên khung cảnh bão táp của thời đại:

“Súng giặc đất rền”  →  giặc xâm lược bằng vũ khí tối tân.

“Lòng dân trời tỏ”  →  ta đánh giặc bằng tấm lòng yêu quê hương đất nước.

– Nghệ thuật đối lập nhằm thể hiện khung cảnh bão táp của thời đại, những biến cố chính trị lớn lao. Tuy  thất  bại  những người nghĩa sĩ hi sinh nhưng tiếng thơm còn lưu truyền mãi.

2.  Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc:

a. Nguồn gốc xuất thân :

– Trước khi thành nghĩa quân đánh giặc, họ là những người nông dân nghèo khổ những dân ấp, dân lân bỏ quê đi  khai khẩn những vùng đất mới để kiếm sống.

– Từ cui cút: mồ côi mồ cút không chỉ thể hiện hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người tựa nương, dựa dẫm mà còn  thể hiện biết bao yêu thương của tác giả.

– Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người  nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau.

– Nghệ thuật tương phản “chưa quen”, chỉ biết, vốn quen chưa biết. Tác giả nhấn mạnh việc quen và chưa quen  của  người nông dân để tạo ra sự đối lập về tầm vóc của người anh hùng.

b. Lòng yêu nước nồng nàn :

– Thái độ đối với giặc:

+ Căm ghét, căm thù. Thái  độ  đó  được  diễn  tả  bằng  những  hình  ảnh  cường  điệu  mạnh  mẽ  mà  chân  thực  ( như  nhà  nông ghét cỏ muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ )

Nhận thức về tổ quốc:

+  Không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm.

+ Do vậy, họ chiến đấu một cách tự nguyện (mến nghĩa… nào đợi ai đòi ai bắt….). Đây là sự chuyển hoá phi thường.

c.  Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân :

– Điều kiện và khí thế chiến đấu:

+ Điều kiện: thiếu thốn: Ngoài  cật = Một manh áo vải; Trong  tay =  Một ngọn tầm vông, một luỡi dao phay, nồi rơm con cúi →  Quân trang, quân bi rất thô sơ.

+  Khí thế: mạnh mẽ như vũ bão làm giặc kinh hoàng:  đốt, đâm chém, đạp, lướt ..

– Hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng: gợi ra khí thế tấn công như thác đổ.

– Hiệu quả: đốt nhà thờ, chém rớt đầu quan hai. Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ  tình, phép tượng phản, giàu nhịp điệu, tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân – nghĩa sĩ: bình dị mà phi thường.

– Tác giả sử dụng những động từ chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi  nổi : “đạp rào, lướt, xông vào” đặc biệt là những động từ chỉ hành động dứt khoát  “đốt  xong, chém rớt đầu”

– Sử dụng các động từ chéo “đâm ngang, nchém ngược” → làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh. Nguyễn Đình Chiểu đã tạt một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.

3.  Sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trươc sự hi sinh của người nghĩa sĩ:

a.  Tiếng khóc cho người nghĩa sĩ:

–  Tiếng khóc xót thương ở đây là của tác giả, của gia đình thân quyến, của nhân dân Nam bộ,và của cả nước.

Do vậy, đó là tiếng khóc có tầm sử thi.  –  Cộng  hưởng  với  tình  yêu  thiên  nhiên  và  con  người :  cỏ cây, sông, chợ, ngọn đèn, vợ, mẹ…  –  Lòng  căm  hờn  quân  giặc  và  triều  đình  gây  nghịch cảnh éo le.

→ Tiếng  khóc  đau  thương  mà  không  bi  lụy  vì  nó  tràn  đầy  niềm  tự  hào,  kính  phục  và  ngợi  ca  những  người  đã  chiến  đấu  và  hi  sinh  cho  Tổ  quốc.  Họ  chết,  nhưng  tinh  thần  và  việc  làm  của  họ sống mãi trong lòng người.

b.  Tiếng khóc cho thời đại đau thương:

–  Trở  lại  hiện  thực,  khóc  thương,  chia  sẻ  với  gia  đình nỗi mất mát: mẹ mất con, vợ mất chồng.

– Ngợi  ca  tấm  lòng  vì  dân  của  nghĩa  sĩ  theo  hướng vĩnh viễn hóa: danh thơm đồn sáu tỉnh..

– Đông viên, tin tưởng, quyết tâm đánh giặc.

–  Cảm thương nhân dân đang phải khổ đau; thắp nén nhang tưởng nhớ người đã khuất lại chạnh lòng nghĩ đế nước non.

→ Tiếng khóc giọt lệ xót thương đau đớn của tác giả, gia đình, thân quyến người anh hùng, nhân dân Nam Bộ,  nhân dân cả nước khóc thương những người ra đi, khóc thương cho thân phận những người nô lệ → Tiếng khóc  lớn, tiếng khóc mang tầm vóc lịch sử.

c. Bút pháp trữ tình thắm thiết.

–  Giọng điệu đa thanh giàu cung bậc tạo nên những câu văn thật vật vã, đớn đau.

– Nhịp câu trầm lắng,  gợi không khí lạnh lẽo, hiu hắt sau cái chết của nghĩa quân.

d. Tiếng khóc Đồ Chiểu hợp thành bởi 3 yếu tố: Nước, Dân, Trời. Đồ Chiểu nhân danh vận nước, nhân danh lich  sử mà khóc cho những người anh hùng xả thân cho Tổ Quốc. Tiếng khóc ấy có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại mà  còn khích lệ lòng căn thù ý chí tiếp nối sự dở dang của người anh hùng nghĩa sĩ.

4.  Ca  ngợi  linh  hồn  bất tử của người nghĩa sĩ:

– Tác giả đề cao quan niệm: Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của  nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều rất giản đơn là yêu nước.

– Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế, khẳng định sự bất  tử của  những người nghĩa sĩ.

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật:

– Chất trữ tình thiết tha.

– Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu.

–  Ngôn ngữ vừa trân trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.

– Không phát lộ bên ngoài mà tiềm ẩn ở tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm.

– Bút pháp trữ tình rung động mãnh liệt và bởi cái tâm trong sáng, chan chứa tình yêu nhân dân và nồng nàn tình yêu cuộc sống.

– Rất đậm sắc thái Nam Bộ độc đáo: xây dựng tính cách nhân vật, tả cảnh thiên nhiên, lời ăn tiếng nói: mộc mạc, giản dị, chắc, khoẻ, bộc trực, từ ngữ địa phương, lối thơ thiên về  kể ( tự sự).

– Hạn chế: Đôi khi chưa thật trau chuốt, còn thô mộc, dễ dãi.

2. Ý nghĩa văn bản:

– Vẻ đẹp bi tráng của người nông dânnghĩa sĩ. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có mặt ở vị  trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ.

– Tác phẩm để lại bài học về nghị  lực, bản lĩnh sống vượt lên bi kịch cá nhân, tinh thần bất khuất trước kẻ thù;  tấm  lòng yêu nước thương dân sâu nặng.

Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang