ke-ve-co-giao-em

Kể về cô giáo em.

Kể về cô giáo em.

  • Mở bài:

Mỗi ngày có những câu chuyện diễn ra xung quanh chúng ta làm cho cuộc sống thêm thú vị và nhiều màu sắc. Đó có thể là những câu chuyện vui nhưng cũng có thể là những điều buồn khiến ta phải suy nghĩ. Câu chuyện về một lần em mắc lỗi sẽ luôn in đậm trong tâm trí, cho tôi một bài học thật quý giá.

  • Thân bài:

Năm ấy tôi mới là học sinh lớp Một. Cái độ tuổi còn ngây thơ, chưa biết suy nghĩ nhiều. Tôi có một người bạn rất thân tên là An, tôi với nó quấn quýt nhau suốt những ngày còn đi học. An rất quý tôi, cái gì nó cũng chia sẽ cho tôi , nó coi tôi như người nhà. Nhưng tôi đã làm một chuyện không hay với An. Hôm ấy, An cùng lớp với tôi mang đến lớp một chiếc bút máy mới rất đẹp và khoe: “Cái bút này anh trai tớ mới mua cho vì tớ được điểm Mười đấy”. Các bạn khác trong đó có cả tôi đều rất thích thú, vây quanh bạn.

Chiếc bút máy đẹp lắm, nó màu hồng in hình những chú mèo Hello Kitty dễ thương. Cầm bút viết thử, những dòng chữ viết ra rất tròn và đẹp. Tôi thích lắm và ao ước mình có một chiếc bút như vậy. Trong giờ học, tôi chẳng thể tập trung vào bài giảng của cô mà cứ say sưa ngắm cái bút trên tay An. Giờ ra chơi, các bạn đều ra ngoài lớp chơi, tôi là người ra lớp cuối cùng. Đi qua bàn An ,thấy chiếc bút mới nằm ở dưới đất, tôi nhặt lên ngắm mãi định để lại bàn cho bạn nhưng không hiểu sao lúc ấy tôi không muốn trả lại, muốn cái bút là của mình. Rồi tôi cầm bút để vào trong cặp mình rồi ra ngoài chơi.

Lúc vào lớp, An khóc òa lên vì không thấy chiếc bút mới đâu cả. Đúng lúc ấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. An kể lại mọi chuyện cho cô nghe. Lớp phó học tập nói: “Cô ơi, đó là cây bút mới của An”.  Lớp trưởng sốt sắng đề nghị: “Cô hãy giúp bạn tìm lại cây bút nhé cô”. Lúc ấy, hồn tôi như bay lên trời, sợ chết mất. Nếu An mà biết tôi là người lấy bút thì nó sẽ giận tôi lắm và sẽ bị các bạn chế giễu, khinh thường. Tôi đã thấy rất ân hận nhưng bây giờ tôi biết phải làm sao. Tôi không có đủ can đảm để đứng lên nhận lỗi với cả lớp và An.

Co chẳng biết làm thế nào để tìm lại cây bút cho An vì không biết ai lấy và lấy lại như thế nào. Bõng lớp phó kỷ luật đề nghị: “Hay là cô xét cặp của các bạn đi cô”. Suy một lúc suy nghĩ, cô giáo đồng ý. Đến lúc này, tôt thực sự hoảng hốt, mồ hôi trên trán cứ chảy ra. Tôi nghĩ đến khoanh khắc khủng khiếp cô lấy cây bút ra từ ngăn cặp của tôi trước ánh mắt của các bạn. Rồi việc này sẽ đến tai mẹ tôi, mẹ sẽ cho tôi một trận đòn nhớ đời. Tôi nghĩ đến An với ánh mắt tức giận, chắc An sẽ nghỉ chơi với tôi luôn.

Cuối cùng cũng đến lượt tôi. Cô bước lại gần, nhìn tôi nghiêm nghị. Tim tôi đập thình thịch như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, hơi thở trở nên nặng nề. Cô xách hẳn cái cặp của tôi lên, xem xét cẩn thận hết ngăn này đến ngăn khác. Nhưng lạ thay, cô không hề phát hiện ra có chiếc bút dù nó vẫn ở đó, trong ngăn chính rất dễ thấy. Điều này cứ làm tôi băn khoăn suy nghĩ mãi.

Sau khi xem hết cặp của cả lớp, cô nói đã không thể tìm ra cây bút ở trong lớp học. Cô hứa sẽ tìm lại cây bút cho An. Cô đề nghị An miêu tả lại hình ảnh của cây bút để nếu có ai nhặt được sẽ trả lại cho An. An rất buồn bã nhưng cũng nhóm lên niềm hi vọng rằng ai đó đã nhặt được và sẽ trả lại cho An.

Sáng hôm sau, cô mang đến lớp một cái bút máy mới y hệt bút máy của An và nói: “Hôm qua bác bảo vệ có nhặt được chiếc bút này ở cửa lớp mình và đưa cho cô. An xem đây có phải bút của em không?” An vui mừng: “Đây đúng là bút của em rồi ạ.” Tôi ngạc nhiên lắm. Chiếc bút của An vẫn đang nằm trong cặp của tôi kia mà. Cuối giờ, khi các bạn đã về hết, tôi cầm chiếc bút lên gặp cô và thú nhận: “Cô ơi chiếc bút của bạn An là do em lấy. Em xin lỗi cô”. Cô không hề mắng chửi tôi như tôi nghĩ mà cô dịu dàng: “Điều này cô biết. Nhưng cô không muốn nói cho cả lớp vì cô muốn em tự nhận ra lỗi lầm của bản thân và biết sửa chữa. Em nhận ra lỗi là cô vui lắm rồi. Cây bút này em cứ cầm lấy.” Tôi xúc động lắm. Chính sự vị tha của cô đã dạy cho tôi một bài học quý giá.

  • Kết bài:

Qua nhiều lắm, bí mật về chiếc bút vẫn chỉ có tôi và cô biết. Mỗi lần nhìn thấy chiếc bút máy, tôi đứng hình thật lâu, không biết ngày ấy tại sao mình lại làm vậy với người bạn thân của mình, hên sao là năm ấy An không biết nó tôi là người lấy bút nó không thì chắc nó từ mặt tôi. Đó cũng là bài học của tôi, tôi sẽ không bao giờ làm như vậy với người mà quý mến tôi lần nào nữa.


Tham khảo:

  • Mở bài:

Ngày ấy là ngày 20/11. Cách đây sáu năm rồi, khi ấy tôi vẫn còn là một con bé học trò lớp ba. Trong các món quà tặng cô chủ nhiệm lớp tôi khi ấy thì món quà của tôi là có giá trị nhất.

  • Thân bài:

Ba má tôi li thân với nhau từ hồi tôi vừa tròn ba tuổi. Ngày ấy, ba lên Sài Gòn tìm việc, bỏ lại tôi và má ở nhà đối mặt với cái nghèo dai dẳng và một đống nợ nần từ những năm không may bị mất mùa. Hàng thịt heo rong ruổi trên con đường đất quen thuộc là kế mưu sinh duy nhất của má và tôi. Tôi càng lớn khôn thì đôi vai má càng thêm nặng gánh vì những khoản chi phí cho việc ăn học của tôi. Nợ nần là vậy, khó khăn là vậy nhưng chưa bao giờ má để tôi phải thiếu thốn bất cứ thứ gì.

Chính vì không bao giờ thiếu thốn bất cứ thứ gì nên tôi chẳng hề nhận ra được những sự khó khăn của má. Đi đâu thấy ai có gì là tôi lại về vòi vĩnh bắt má mua cho bằng được. Đã thế nếu má không mua được tôi sẽ đâm ra giận dỗi, trốn đi chơi không thèm đi học. Cứ thế sai lầm nối tiếp những sai lầm, tôi hư từ lúc nào mà tôi chẳng biết. Mãi cho đến khi có người đánh thức tôi thì tôi mới nhận ra thì ra bấy lâu nay mình bất hiếu biết nhường nào. Đến bây giờ tôi vẫn không thể quên được con người mà tôi mang nặng một món nợ ơn nghĩa rất lớn: cô Đặng Thị Ngọc Bì cô chủ nhiệm lớp 3C của tôi năm nào, người đã làm thay đổi thời thơ ấu như đắm chìm trong sai lầm của tôi…

Ngày ấy là ngày 20/11 cách đây sáu năm rồi, khi ấy tôi vẫn còn là một con bé học trò lớp ba. Trong các món quà tặng cô chủ nhiệm lớp tôi khi ấy thì món quà của tôi là có giá trị nhất. Không ít bạn phải trầm trồ xuýt xoa gói quà to đùng được gói cẩn thận trong mớ giấy kiếng màu hồng xinh xắn, trang trọng. Sau khi làm lễ xong cô mở từng gói quà của chúng tôi ra xem ngay tại lớp: có bạn tặng một sấp vải hoa để cô may áo, có bạn lại tặng cục xà phòng, có bạn tặng cả dầu ăn, đường và muối nữa… Đến món quà của tôi mọi người ồ lên một tiếng bởi bên trong là một chiếc áo ấm bằng bông màu trắng rất đẹp vừa nhìn đã biết nó rất đắt tiền. Cầm món quà của tôi trên tay cô cười nhạt, nói khẽ vào tai tôi: “Tí nữa em ở lại gặp cô một chút”. Vài đứa bạn học cùng lớp lườm yêu tôi : “Thích nhé, được cô yêu đến thế cơ mà…”.

Tôi đinh ninh rằng chắc là cô thích món quà của tôi lắm nên mới bảo tôi ở lại để cảm ơn đây mà. Thế là cuối giờ khi mọi người đã về hết tôi lên thư viện để gặp cô. Một cảnh tượng đã đập vào mắt tôi, cô ngồi bên cạnh chiếc áo bông trắng đắt tiền tôi tặng ban nãy với đôi mắt đỏ hoe, lưng tròng những nước. Thoáng thấy tôi cô vội lấy vạt áo lao nước mắt và ngoắc tôi lại ngồi cạnh cô: “Lại đây em, ngồi ở đây này”. Khi tôi đã ngồi xuống cô khéo léo gấp vội chiếc áo bông lại cho vào hộp và đẩy về phía tôi: “Cô không nhận, em hãy mang về tặng mẹ em bà ấy mới là người xứng đáng được mặc chiếc áo đắt tiền này”. “Không, thưa cô” tôi đẩy vội cái hộp về phía cô : “Em tặng cô mà, sao cô lại… “ Tôi chưa nói hết câu cô đã ngăn tôi: “Không, cô không thể nhận được. Mẹ em mới là người xứng đáng được mặc nó vì bà đã lao động hết mình để có thể mua được nó. Sao em không nghĩ đến mẹ em, bà đã vất vả thế nào để nuôi em ăn học, lại còn phải lo cho em những nhu cầu quà tặng vật chất như thế này nữa. Hãy ngoảnh lại nhìn mẹ em đi, những gì mẹ đã hi sinh cho em là quá to lớn, hãy cố gắng học thật giỏi và làm một đứa con hiếu thảo đó mới chính là món quà mà cô mong muốn nhận được nhất …. và …. chắc là mẹ em cũng thế…”.

Nghe cô nói đến đây cổ họng tôi nghẹn đắng, lòng tôi thắt lại, nước mắt đổ tràn hai bờ mi và trải dài trên gương mặt ân hận non nớt của tôi. Tôi chợt chạnh lòng nhớ lại những lúc không đáp ứng được những nhu cầu mà tôi đòi hỏi hình như mắt má cũng đỏ hoe như cô bây giờ… Nghĩ đến đó tôi chỉ muốn thét lên cho đỡ xấu hổ và thẹn với lòng mình: “Má ơi… cho con xin lỗi… con nào biết rằng đằng sau những nụ cười hạnh phúc của con là những chuỗi ngày lao động vất vả vắt cạn sức lực của má như vậy…”. Rồi tôi quay sang nhìn cô, lúc này trông cô trong mắt tôi thật to lớn và vĩ đại như một bậc thánh sống. Cô thật giàu lòng nhân ái khi đã cho tôi nhận ra được tôi thật bất hiếu và thờ ơ thế nào trước những sự vất vả của má. “Em cảm ơn cô”. Tôi chỉ nói được có vậy và lẳng lặng ôm hộp quà kia ra về.

Sáng hôm sau tôi mang nó bỏ vào giỏ xe đạp của cô kèm theo một mẫu giấy: “Cô hoàn toàn xứng đáng được nhận nó, vì cô đã dạy cho em một bài học làm người hết sức quí giá”. Từ đó tôi không vòi vĩnh nữa, luôn biết suy nghĩ và sẻ chia giúp đỡ má. Bởi tôi hiểu cái nghèo sẽ còn đeo đẳng má con tôi dài lắm. Tôi phải cùng má vươn lên để thoát khỏi nó, vượt qua nó.

  • Kết bài:

Sáu năm trôi qua, một thời gian đủ để má con tôi vượt qua khó khăn nhưng những thăng trầm trong cuộc sống càng khẳng định trong tôi giá trị về bài học ngày nào mà cô dạy: Bài học về lòng hiếu thảo. Nếu được gặp lại cô tôi nhất định sẽ nói với cô rằng: “Cảm ơn cô rất nhiều cô đã dạy cho em một đạo lí làm người cơ bản nhưng không thể thiếu ấy”.

Em hãy kể về thầy (cô) giáo mà em yêu mến.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang