* Nội dung chính: Qua hình ảnh hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, văn bản giúp chúng ta hiểu được quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về mẫu người anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng và nghệ thuật khắc họa nhân vật độc đáo của sử thi Ra-ma-ya-na.
Thực hành đọc:
RA-MA BUỘC TỘI
(trích sử thi Ramayana – Ấn Độ)
Câu 1. Xác định phẩm chất của nhân vật chính được thể hiện qua lời nói, hành động.
Trả lời:
– Ra-ma:
+ Ngoại hình có tầm vóc phi thường, mang vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm.
+ Một người bản lĩnh, cương quyết và lạnh lùng.
– Xi-ta:
+ Không chỉ vẻ đẹp hình thức mà còn sống đức hạnh, tình yêu thương bao la đối với con người và cảnh vật, sự chung thủy, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội (tôn giáo, đẳng cấp, hôn nhân) theo quan niệm của giáo lí.
Câu 2. Tìm hiểu cách miêu tả nhân vật.
Trả lời:
– Nhân vật được miêu tả qua: hành động, ngôn ngữ.
– Nhân vật được đặt vào một tình huống: Ra-ma và Xi-ta đoàn tụ nhưng Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo. Ra-ma ngự trên ngôi như một viên quan tòa có quyền kết án.
→ Không phải là một cuộc đoàn tụ sau nhiều năm xa cách mà là một phiên tòa đầy căng thẳng.
Câu 3. Chú ý đến lời của người kể chuyện, giọng điệu kể chuyện.
Trả lời:
– Người kể chuyện ở ngôi thứ 3
– Giọng điệu: trang trọng, phong phú, biểu cảm.
Câu 4. Đọc phần chú thích để hiểu về các yếu tố văn hóa xoay quanh đoạn trích.
Trả lời:
– Bản sắc của nền văn minh Ấn Độ được sinh ra từ những hình ảnh và ý tưởng của sử thi cổ đại. Thần thoại và truyền thuyết – cơ sở của tôn giáo Hindu, nghệ thuật và văn học.
– Họ tôn sùng các vị thần và luôn lấy đó làm những tiêu chuẩn lí tưởng để con người noi theo.
Phân tích đoạn trích Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ)