bai-4-kien-thuc-ngu-van-van-ban-thong-tin-ban-tin-trich-dan-chu-thich-va-cac-phuong-tien-giao-tiep-phi-ngon-ngungu-van-10-canh-dieu

Kiến thức Ngữ văn Bài 4: Văn bản thông tin; Bản tin; Trích dẫn, chú thích và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (Ngữ văn 10, tập 1, Cánh Diều)

Kiến thức Ngữ văn:

Văn bản thông tin; Bản tin; Trích dẫn, chú thích và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Văn bản thông tin tổng hợp.

– Văn bản thông tin tổng hợp là loại văn bản trong đó người viết sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khác (biểu cảm, tự sự, miêu tả, …). Văn bản thông tin tổng hợp có thể trình bày kết hợp nhiều hình thức: chữ, hình ảnh, bảng biểu, …

Bản tin.

– Bản tin là một dạng văn bản thông tin, cung cấp tin tức thời sự, thông báo, hướng dẫn cho người đọc, người xem những sự kiện đã, đang và sắp diễn ra. Bản tin thường ngắn gọn, kịp thời; có thể là tin chữ hoặc tin hình kết hợp với chữ với hai dạng phổ biến: bản in và bản điện tử.

Cách trích dẫn, chú thích và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

* Cách trích dẫn văn bản:

– Khi trình bày một vấn đề, người viết có thể trích dẫn ý kiến của người khác để bình luận hoặc để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của mình.

– Có hai cách trích dẫn thường dùng: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp. Trích dẫn trực tiếp là trích nguyên văn từ, câu hoặc đoạn của người khác. Trích dẫn gián tiếp là chỉ trích ý, không trích nguyên văn ý kiến của người khác. Nếu trích dẫn nguyên văn thì từ, câu, đoạn được trích dẫn phải đặt trong dấu ngoặc kép. Ngoài rà, người viết cũng có thể trích dẫn lại ý kiến của một người theo tài liệu của người, khác. Tuy nhiên, để bảo đảm yêu cầu cao về khoa học thì cần hạn chế trích dẫn lại, nhất là trong trường hợp ý kiến được trích dẫn có vai trò quan trọng đối với bài viết hoặc đề tài bình luận, trao đổi trong bài viết.

– Dù trích dẫn nguyên văn hay trích dẫn ý, thông thường, người viết phải ghi đầy đủ các thông tin xuất xử sau: tác giả, tên tài liệu (sách, tạp chí, báo), tên cơ quan công bố (nhà xuất bản, tạp chí, tờ báo), nơi công bố, năm công bố, số của các trang có đoạn trích. Các thông tin này được ghi theo những quy định phù hợp đối với từng loại tài liệu. Ghi đầy đủ thông tin xuất xử là để tôn trọng quyền tác giả, đồng thời để người đọc tiện tra cứu,

– Trích dẫn dài hay ngắn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi luận cứ. Khi không trích trọn vẹn cả câu hay cả đoạn văn thì cần sử dụng kí hiệu […] để đánh dấu những từ ngữ đã bị lược bớt.

* Chú thích trong văn bản:

– Chú thích là giải thích để giúp người đọc biết rõ xuất xứ hoặc làm sáng tỏ một ý kiến, một tin tức, một khái niệm, một từ ngữ được dùng trong văn bản.

– Các chủ thích có thể đặt trong nội dung của văn bản (chính văn), đặt ở chân trang hoặc ở cuối sách. Nếu chú thích ở phần chính văn thì phần chủ đặt trong ngoặc đơn. Nếu chú thích ở chân trang và cuối sách thì phần chủ thích được tách khỏi phản nội dung của văn bản, chữ phần chủ thích phải khắc chữ ở phần nội dung.

* Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:

– Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có:

+ Các tín hiệu của cơ thể như: ánh mắt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ, …

+ Các tín hiệu bằng hình khối như: kí hiệu, công thức, biển báo, đô thị, hình vẽ, tranh ảnh, màu sắc, các kĩ thuật in ấn (in nghiêng, in đậm, …), …

+ Các tín hiệu bằng âm thanh như: tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc, …

– Trong giao tiếp ngôn ngữ, các phương tiện phi ngôn ngữ thường được dùng kèm với phương tiện ngôn ngữ, bổ trợ cho phương tiện ngôn ngữ; đồng thời, nhiều khi, phương tiện ngôn ngữ cũng được dùng để giải thích thêm cho các phương tiện phi ngôn ngữ. Trong những hình thức giao tiếp khác, nhiều khi, người ta chỉ cần hoặc chỉ có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (dùng đèn giao thông, vẫy cờ, ra hiệu vì không tiện nói, mỉm cười thay cho lời nói,…) để giao tiếp mà vẫn đạt hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang