Cảm nhận vẻ đẹp tình cảm gia đình qua đoạn trích trong bài thơ Con cò (Chế lan Viên) và Nói với con (Y Phương)
- Mở bài:
– Nêu vấn đề: Có người nói rằng gia đình là ngôi Thánh đường đầu tiên đem đến cho trẻ thơ bao điều hay lẽ phải, niềm tin và lý tưởng sống.
– Giới thiệu hai tác phẩm, hai tác giả: Đến với hai thi phẩm cò (Chế Lan Viên) và Nói với con (Y Phương), người đọc lại càng thấm thìa hai tiếng thiêng liêng “gia đình”.
– Giới thiệu hai đoạn trích.
- Thân bài:
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Con cò ra đời khi đất nước còn chiến tranh, trong khi Nói với con được sáng tác trong giai đoạn hòa bình, thống nhất. Qua đó, ta thấy tình cảm gia đình dù ở đâu, bất cứ lúc nào cũng có ý nghĩa thiêng liêng đối với cuộc đời con người.
Thể loại: thể thơ tự do, câu ngắn đan xen với câu dài nhằm thể hiện những cung bậc tình cảm của chủ thể trữ tình.
Nội dung của hai đoạn: Nếu đoạn trích từ bài Con cò diễn tả được tình mẫu tử thiêng liêng thì đoạn đầu của bài Nói với con thể hiện được tấm lòng đôn hậu của một người cha.
Luận điểm 1: Bằng lời thơ giản dị, giàu hình ảnh, nhà thơ Chế Lan Viên và Y Phương đã mở ra một không gian ngập tràn cảm xúc – không gian gia đình, với những đứa con được bao bọc chở che trong tình yêu thương của cha mẹ.
Con cò: Khúc hát ru hiện đại ấm áp tình mẫu tử thiêng liêng. Suốt cả bài thơ là hình ảnh cánh cò trắng, bay ra từ câu hát ru của người mẹ. Rồi cánh cò theo’ con suốt cả hành trình cuộc đời, khi con ở trong nôi, khi con đến trường, ngay cả khi con đã thành thi sĩ. Hình ảnh con cò trở thành biểu tượng của lòng mẹ, tình mẹ:
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Vẫn là lời ru nhưng âm điệu câu thơ mạnh mẽ hơn bởi cách sử dụng điệp ngữ “dù ở” “cò mãi”, “cò sẽ” để khẳng định một điều thiêng liêng: Mẹ mãi mãi bên con. Tính từ tương phản “gần”/ “xa” kết hợp với thành ngữ “lên rừng xuống bể” làm hiện lên trong tâm trí người đọc hình ảnh những cánh cò dịu dàng mà mạnh mẽ dang rộng đôi cánh để theo con.
Năm trôi qua, tháng trôi qua, những đứa con bé bỏng khôn lớn rời xa vòng tay của mẹ. Và rồi, đối với con, lòng mẹ, tình mẹ trở thành quán trọ trong hành trình dài của cuộc đời. Nhưng với mẹ thì không thế, lòng mẹ không là “quán trọ”, mẹ là mãi là điểm tựa của đời con, suốt đời “tìm con”, “yêu con”.
Nói với con: Lời tâm tình của người cha miền núi tha thiết yêu con, yêu quê hương làng bản. Với âm điệu chắc khoẻ đặc trưng của thơ miền núi, nhà thơ Y Phương đưa chúng ta về vùng đất Cao Bằng – Trùng Khánh quê ông, đến thăm ngôi nhà sàn nhỏ đang rộn rã tiếng nói tiếng cười:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng
Hai bước tới tiếng cười
Những câu thơ mộc mạc, hình ảnh vừa cụ thể vừa đối xứng “chân phải”/ “chân trái” , “tiếng nói”/ “tiếng cười” , “tới cha” / “tới mẹ”, giúp người đọc hình dung ra cảnh một em bé đang chập chững tập đi, vây bọc quanh em là tiếng cười nói hân hoan của mẹ cha. Căn nhà sàn nhỏ rung lên niềm hạnh phúc. Cha mẹ nâng niu từng bước chân đầu đời của con.
Với bốn dòng thơ này, người cha muốn khắc sâu vào tâm hồn bé bỏng của con về điều thiêng liêng nhất: Con đang lớn lên từng ngày trong tình yêu thương của cha mẹ. Cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của con là đây.
Câu thơ tiếp theo dài 7 tiếng:
“Người đồng mình yêu lam con ơi ”
Lời cha tha thiết ân cần xiết bao. Hai tiếng “con ơi” hạ cuối dòng thơ diễn tả trọn vẹn tình yêu cha dành cho con. Ba tiếng “người đồng mình” – Y Phương sáng tạo dùng để gọi người cùng quê, cùng sinh ra và lớn lên trên vùng đất Cao Bằng – cái nôi của cách mạng. Cha yêu quý, tự hào về đồng bào Tày quê mình thì con phải yêu vì đây cũng là cội nguồn của chúng ta. Cha tiếp tục nói về cuộc sống của người đồng mình:
“Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
“Đan lờ cài nan hoa’” – Người đồng mình tạo dáng, tạo hoa văn trên dụng cụ lao động đơn sơ của mình. “Vách nhà ken câu hát ” – Đồng bào Tày quê mình thích hát, những điệu hát then, hát lượn vấn vít bay lên trên thang gác nhà sàn, bên bờ suối vào những đêm trăng, đêm xuân gọi mời tình tứ.
Vẫn sử dụng hình ảnh cụ thể “lờ”, “nan hoa”, “vách nhà”, “câu hát”, người cha miền núi muốn con khắc ghi trong trái tim con ngay từ thuở bé thơ rằng cuộc sống người Tày còn nhọc nhằn nhưng đồng bào mình vẫn lạc quan, vẫn giữ gìn sắc thái văn hoá dân tộc. Và mai sau, con cũng trở thành người Tày chân chính như thế. Yêu con đâu chỉ chở che, bao bọc, hai đấng sinh thành luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho con.
Luận điểm 2: Cùng viết về đề tài tình cảm gia đình, Chế Lan Viên và Y Phương thành công với những nét riêng độc đáo.
Con cò: mang tính chất suy tưởng, triết lý, đậm chất trí tuệ. Từ hình ảnh “con cò bay lả bay la”, “con cò cổng phủ, con cò Đồng Đăng” của ca dao bay vào khúc hát ru hiện đại của mình, nhà thơ Chế Lan Viên khái quát lên thành triết lí muôn đời về tình mầu tử:
“Con dù lém vân là con của
Đi hết đời, lòng mẹ vân theo con”
Mỗi câu thơ dài tám tiếng, cảm xúc của nhà thơ như vỡ oà khi nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng. Cặp quan hệ từ “dù…vẫn…” diễn tả một cách trọn vẹn tình mẹ, thách thức thời gian, lòng mẹ theo con suốt cuộc đời này. Dù con là anh hùng, triết gia, hay thất bại, lỡ lầm… thì “vẫn con của mẹ” Điều đó muôn đời không thay đổi. Đoạn thơ ngắn, hình ảnh gần gũi, nhà thơ Chế Lan Viên đã thể hiện thành công cảm xúc chân thành của mình về mẹ – không chỉ mẹ của riêng ông, mà là mẹ của mọi nhà.
Nói với con: Giản dị, mộc mạc thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Ngay từ khổ đầu của bài thơ Nói với con, người đọc nhận ra sự khác lạ của giọng điệu và ngôn ngữ thơ – rất đặc trưng của thơ miền núi. Cách diễn đạt tư duy bằng hình ảnh: chân phải, chân trái, tiếng nói, tiếng cười.. .gợi lên trong người đọc cảm xúc về bức tranh gia đình hạnh phúc giữa núi rừng Cao Bằng.
Và cũng bằng hình ảnh “lờ”, “nan hoa”, “câu hát”,nhà thơ đã thổi cái hồn văn hóa dân tộc vào câu thơ đê dạy con biết yêu làng bản, quê hương. Yêu con, nâng niu từng bước chân đầu đời của con, người cha còn mong muốn con lớn lên thành người chân chính biết tự hào về cội nguồn dân tộc.
Từ cách diễn đạt của nhà thơ Chế Lan Viên và Y Phương, chúng ta nhận ra rằng những người cha, người mẹ ở bất cứ nơi nào, miền xuôi hay miền ngược, đều dành cho các con tình yêu thương thiết tha, sâu nặng nhất.
Đánh giá, mở rộng và nâng cao:
Hai đoạn thơ ghi đậm dấu ấn phong cách của mỗi nhà thơ, nhưng đều là những rung động thiết tha, mãnh liệt về gia đình. Nếu đoạn thơ trích từ bài Con cò của Chế Lan Viên mang đậm phong vị ca dao thì đoạn trích từ bài với con của Y Phương mang hơi thở của núi rừng Cao Bằng. Người đọc hôm nay nhận ra lời tâm tình của người con cảm sâu, nghĩ sâu về tình mẹ; và cái tình của người cha miền núi tha thiết yêu con, yêu quê hương làng bản.
Đề tài về tình cảm gia đình là mạch nguồn cảm xúc của văn chương nghệ thuật từ xưa đến nay, từ đông sang tây. Ca dao Việt Nam ngập tràn bóng dáng người mẹ, người cha, tạo thành dòng chảy đi vào thơ văn hiện đại với “Lời ru của mẹ” (Xuân Quỳnh), “Mẹ ốm” (Trần Đăng Khoa), “Bầm ơi” (Tố Hữu), “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Với con” (Thạch Quỳ)… Cũng từ đó, tình cảm gia đình thiêng liêng được bồi đắp trong trái tim mỗi người, là sức mạnh, là niềm tin trong cuộc sống. Đồng thời, tình cảm gia đình là cái nôi sinh ra những tình cảm cao đẹp khác.
- Kết bài:
Khắng định giá trị của tác phẩm: Con cò và với con là những thi phẩm đẹp có sức sống vượt thời gian. Bởi hai bài thơ là rung động thiết tha về tình cảm gia đình của chính người sáng tác. Với hai đoạn trích trên đây, các tác giả đã níu giữ bạn đọc cùng lắng đọng, cùng suy ngẫm về điều thiêng liêng – tình mẫu tử, tình phụ tử.
- Cảm nhận ý nghĩa bài thơ Nói với con của Y Phương
- Cảm nhận ý nghĩa đoạn 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương
- Những phẩm chất cao quý của “người đồng mình” qua khổ 2 bài thơ “Nói với con” của Y Phương
- Cảm nghĩ về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- So sánh vẻ đẹp tình cảm cha con trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang và “Nói với con” của Y Phương
- Nghị luận: Tại sao nhân vật ông Ba lại nghĩ “chỉ có tình cha con là không thể chết được” và ông “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy”?