Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tôi thấy, An-be Anh-xtanh) (Bài 9, Ngữ văn 11, tập 2, Kết Nối Tri Thức)

Đọc hiểu văn bản:

Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tôi thấy, An-be Anh-xtanh)
(Bài 9, Ngữ văn 11, tập 2, Kết Nối Tri Thức)

Trước khi đọc.

Câu 1 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Nêu những ấn tượng nảy sinh khi bạn nghĩ về khái niệm “cộng đồng”.

Trả lời:

– “Cộng đồng” theo em là chỉ một số lượng lớn cá thể trong đó, và giữa chúng có cùng một điểm chung nào đó. Ví dụ có thể kể đến như cộng đồng Pháp ngữ – đó là cộng đồng chỉ những người nói tiếng Pháp, hay Hội Thiên chúa giáo – chỉ những người theo đạo Thiên chúa… Thường số lượng của một cộng đồng sẽ là khá lớn và họ đều có mục tiêu và phương hướng hoạt động rõ ràng.

Câu 2 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hãy chia sẻ những suy nghĩ chân thật về bản thân và niềm mong muốn về một môi trường sống có thể giúp bạn phát huy được năng lực của mình. 

Trả lời:

– Theo em, một môi trường sống có thể phát huy được năng lực của bản thân đòi hỏi đó phải là một môi trường đáp ứng được đầy đủ các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của mỗi người. Tại đó, con người đều hợp tác, làm việc vui vẻ, cởi mở, tổ chức có mục tiêu và phương hướng hành động rõ ràng và luôn biết cách tự điều chỉnh chiến lược phát triển của tập thể cho phù hợp với xu thế phát triển chung. Mỗi cá nhân trong đó phải luôn học tập, rèn luyện và cố gắng trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Như vậy, sống trong một môi trường với những con người năng động và không ngừng cố gắng sẽ giúp bản thân ta được kích thích và từ đó hình thành sự phát triển nhất định.

Trong khi đọc.

Câu 1 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Theo dõi cách tác giả tập hợp bằng chứng nhằm làm sáng tỏ luận điểm khởi đầu của văn bản.  

Trả lời:

– Những bằng chứng được tác giả tập hợp đều gắn liền với đời sống của cộng đồng.

Câu 2 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Dự đoán luận điểm này sẽ dẫn mạch lập luận trong văn bản đi theo hướng nào.

Trả lời:

– Luận điểm này sẽ dẫn mạch lập luận trong văn bản đi theo hướng quy nạp. Đó là đưa ra các dẫn chứng, giải thích sau đó đi đến kết luận.

Câu 3 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý cách lật đi lật lại vấn đề của tác giả. 

Trả lời:

– Cách lật đi lật lại vấn đề của tác giả vô cùng khéo léo và tinh tế. Bởi nó không chỉ liền mạch mà nó còn không làm gián đoạn mạch cảm xúc của toàn bài.

Câu 4 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Hình dung về những bằng chứng có thể được đưa ra để làm sáng tỏ nhận định này. 

Trả lời:

– Những bằng chứng đưa ra nhằm sáng tỏ nhận định này đều rất thiết thực và gắn liền với cuộc sống. Đó là 2 giai đoạn được coi là hoàng kim của văn minh phương Tây khi ngay tại thời điểm đó, chủ nghĩa cá nhân đã được đề cao và ảnh hưởng sâu rộng, đó chính là sự phát triển vượt bậc của con người.

Câu 5 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Bạn hiểu như thế nào về nhận định này? 

Trả lời:

– Em hiểu ở nhận định này, mọi người đang chỉ trích sự phóng túng và dần xa rời thực tế của hội họa khi họ chỉ sáng tác theo trào lưu, xu thế mà đánh mất thiên chức của nghệ thuật đó là phải hướng đến và phục vụ quần chúng. Đó là một điều đáng buồn.

Câu 6 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Bạn có hoàn toàn đồng tình với những điều được tác giả phân tích ở đây không? 

Trả lời:

– Em đồng tình với phần phân tích của tác giả bởi thực tế, trong cộng đồng của chúng ta luôn chứa đựng những vấn đề phát sinh và nó ảnh hưởng trực tiếp đến những cá nhân đang sinh sống trong đó. Chúng ta thực sự đang gặp phải những điều mà tác giả chỉ ra, nó phần nào đúng với cuộc chiến tranh của Nga và Ukraine hiện nay. Và đó chỉ là một vị dụ điển hình trong nhiều vấn đề mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hiện nay.

Câu 7 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tư duy tích cực của tác giả được biểu hiện như thế nào qua những “biện giải” này? 

Trả lời:

– Tư duy tích cực của tác giả được biểu hiện qua việc đưa ra những lý do của vấn đề, đó là xuất phát từ cuộc sống phát triển, từ sự phát triển vượt bậc của xã hội. Con người vẫn đang cố gắng để thích nghi được với cuộc sống này và trong quá trình đó, những vấn đề kia cơ bản chỉ là sự sai sót trong quá trình thích nghi của con người. Chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục nó trong tương lai. 
Sau khi đọc.

Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Xác định nội dung trọng tâm của văn bản và nếu các căn cứ cho phép bạn xác định như vậy.

Trả lời:

– Nội dung trọng tâm của văn bản: cộng đồng và cá thể.

– Chúng ta có thể căn cứ vào cách lập luận, dẫn chứng mà tác giả đưa ra nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính của tác phẩm. Dựa trên cơ sở phân tích sự phụ thuộc, mối quan hệ tương quan giữa cá nhân và cộng đồng, tác giả đã làm nổi bật sự tác động qua lại và ý nghĩa của nó đối với hai đối tượng này, từ đó khẳng định mối quan hệ không thể tách rời giữa chúng.

Câu 2 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tóm tắt những luận điểm cơ bản được triển khai trong văn bản. 

Trả lời:

Những luận điểm cơ bản được triển khai trong văn bản:

– Khẳng định vai trò của cộng đồng đối với cá nhân trong đó.

– Đóng góp của các cá thể cho cộng đồng.

– Thế nào là cộng đồng lành mạnh?

– Những vấn đề đang nảy sinh trong cộng đồng và cá thể loài người

– Lời biện giải cho lòng tin của tác giả về một tương lai tốt đẹp đang chờ đón chúng ta.

Câu 3 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Sự phụ thuộc của một cá thể vào cộng đồng đã được tác giả ghi nhận qua những bằng chứng nào? Trước những bằng chứng đó, tác giả đã thể hiện cách tư duy khác biệt về vấn đề ra sao? 

Trả lời:

Sự phụ thuộc của một cá thể vào cộng đồng được tác giả ghi nhận qua những bằng chứng hết sức gần gũi mà đôi khi chúng ta không để ý đến nhưng nó lại hoàn toàn đúng:

– Chúng ta giống những động vật sống theo bầy

– Chúng ta ăn thức ăn của người khác trồng, mặc quần áo của người khác may, sống trong nhà người khác xây.

– …những gì ta hiểu biết và tin tưởng cũng do những người khác tạo ra.

– …

→ Trước những bằng chứng đó, tác giả khẳng định mối quan hệ không thể tách rời của cá nhân đối với cộng đồng, khẳng định chúng ta đều là những cá thể thuộc một cộng đồng nhất định và chính cộng đồng ấy sẽ dắt lối cho chúng ta đến tương lai. Đó chính là sự phụ thuộc của cá nhân vào tập thể và đó cũng chính là điều tác giả muốn truyền tải đến chúng ta. 

Câu 4 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tác giả đã sử dụng lý lẽ gì để khẳng định vai trò của những cá thể sáng tạo đối với sự phát triển của xã hội?  

Trả lời:

Những lí lẽ được tác giả sử dụng nhằm khẳng định vai trò của những cá thể sáng tạo đối với sự phát triển của xã hội:

– Dễ nhận thấy rằng, trải qua bao thế hệ, tất cả tài sản vật chất, tinh thần và đạo đức mà chúng ta nhận được từ cộng đồng đã được tạo dựng bởi những cá thể sáng tạo đơn lẻ, người tìm ra cách dùng lửa, người tìm ra cách trồng trọt, người phát minh ra đầu máy hơi nước.

– Chỉ cá thể đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội, vâng,… quy phạm đạo đức mới để đời sống cộng đồng hướng theo.

– Nếu không có những cá thể sáng tạo và suy nghĩ phán xét độc lập, thì sự phát triển lên cao của xã hội là khó tưởng tượng…

→ Những cá thể sáng tạo chính là động lực, nguồn gốc của sự phát triển trong tập thể. Bởi họ mới là những người đưa ra được những phát minh, đổi mới sáng tạo nhằm phục vụ cho đời sống của con người. Vì vậy, họ luôn luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cộng đồng. 
Câu 5 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Toát lên từ mạch ngầm văn bản là những đòi hỏi đối với mỗi cá nhân và đối với cả cộng đồng. Hãy làm rõ những đòi hỏi đó và nêu suy nghĩ của bạn.   

Trả lời:

– Một tập thể muốn phát triển, phải có được những cá nhân vững mạnh và không ngừng phát triển trong đó. Ngược lại, một cá nhân muốn phát triển được thì phải được sống trong một tập thể lành mạnh, có đầy đủ điều kiện để phục vụ cho sự phát triển đó. Đó chính là mối quan hệ hai chiều giữa cá thể và cộng đồng.

– Chúng ta sẽ không thể phát triển được cộng đồng nhờ vào những cá thể lười biếng, tọc mạch, hay sống trong một cộng đồng thiếu văn minh, lành mạnh, một cá nhân cũng khó có thể phát triển được bởi xung quanh họ toàn là những điều kiện xấu. Đây vừa là thuận lợi và cũng vừa là thách thức dành cho các cá nhân và tập thể.

– Sự tương quan này buộc họ lại với nhau, khiến họ phải xem xét dựa trên các mối quan hệ bởi sự phát triển của họ sẽ gắn liền với một tập thể nào đó và trong đó sẽ có nhiều cá nhân khác. Điều đó như một lời nhắc nhở chúng ta cần thận trọng trong mỗi bước đi của mình bởi nếu nó sai không chỉ ảnh hưởng đến một số cá nhân khác mà nó còn làm ảnh hưởng đến cả một tập thể.

Câu 6 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Những nhận định khái quát của tác giả về “thời đại mà chúng ta đang sống” được phát biểu từ khoảng giữa thế kỉ XX. Hiện nay, những nhận định đó có còn phù hợp với thực tế nữa không? Vì sao?   

Trả lời:

– Những nhận định khái quát của tác giả về “thời đại mà chúng ta đang sống”, đến ngày nay nó còn phù hợp với thực tế một phần. Bởi dường như những vấn đề mà con người đã từng gặp ở thế kỉ XX vẫn đang lặp lại với chúng ta – tại thế kỷ này.

Tư duy của con người vẫn không ngừng được phát triển và ngày càng đưa cuộc sống của chúng ta thêm hiện đại và văn minh hơn bằng sự phát triển của công nghệ và máy móc. Hay những vấn đề nổi cộm về chính trị vẫn đang hiện hữu tại đâu đó… Tất cả đều vẫn diễn ra như một phần của tạo hóa với những vấn đề như nhau. Đó dường như là quy luật chung của cuộc sống.

Câu 7 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Mặc dù chưa thỏa mãn với những điều còn tồn tại trong thời đại này, tác giả vẫn tin vào tương lai tốt đẹp của nền văn minh nhân loại. Cơ sở để xác lập niềm tin ấy là gì?   

Trả lời:

– Tác giả luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp bởi ông luôn luôn đặt niềm tin vào con người. Tương lai của xã hội chính là phụ thuộc vào những cá nhân sáng tạo này – những người sẽ không ngừng hoàn thiện bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

– Trong quá trình phát triển, ông tin rằng con người có thể tự khắc phục được những sai lầm mình đã gặp phải, không ngừng đổi mới và phát triển cộng đồng nhằm phục vụ cho cuộc sống của chính họ. Chính những tham vọng trong cuộc sống sẽ là một động lực để thúc đẩy họ phải thay đổi, phải phát triển để theo kịp được với xu thế của thời đại, bắt kịp với sự phát triển của cộng đồng rộng lớn. 

Kết nối đọc – viết.

Câu hỏi (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu những điều bạn thấy cần nghĩ tiếp với An-be Anh-xtanh về vấn đề “Cộng đồng và cá thể”.   

Trả lời:

– Vấn đề này dường như đã phần nào được giải quyết về mặt tư tưởng bởi tác giả đã chỉ ra rằng lỗi xảy ra từ đâu. Và vấn để tiếp theo em tin chắc rằng cần phải giải quyết đó chính là làm thế nào để chúng ta có thể làm được điều đó? Hay nói cách khác đó là những hành động thực tế nhằm khắc phục lỗi sai của bản thân mình và góp sức cho sự phát triển của xã hội. Đó thực sự là một quá trình lâu dài và gian khổ. Nó giống với việc chúng ta tự tạo lỗi sai cho mình rồi tự phải tìm giải pháp khắc phục vậy và nó thực sự là không dễ dàng. Điều duy nhất chúng ta có thể thực hiện được là hãy tự đặt mục tiêu cho bản thân và thực hiện nó. Mục tiêu rõ ràng sẽ đánh dấu một bước đi vững chắc trong chặng đường tiếp theo của bạn. Bởi vậy, hãy bắt đầu từ những bước nhỏ như làm việc có mục đích, có kế hoạch… Để rồi, bạn có thể làm nên được những việc lớn như An-be Anh-xtanh đã đề cập đến.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang