»» Nội dung bài viết:
Đọc hiểu văn bản:
Nam quốc sơn hà
(Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
– Bài thơ hiện chưa rõ tác giả.
– Nhiều tài liệu cho là của Lý Thường Kiệt. Có những ghi chép khác nhau về sự xuất hiện của bài thơ.
– Theo sách Lĩnh nam chích quái, bài thơ được một vụ thần ngâm đọc khiến cho quân Tống hoảng sợ, giúp vua Lê Đại Hành đánh bại quân xâm lược năm 981.
– Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư, khi Lý Thường Kiệt chặn đánh quân Tống bên sông Như Nguyệt năm 1076, bài thơ đã vang lên trong đền thờ thần sông là Trương tướng quân. Sau đó quân Tống thảm bại đúng như lời trong bài thơ.
2. Tác phẩm.
– Hoàn cảnh sáng tác: Tương truyền trong giai đoạn sục sôi chiến đấu cùng giặc ngoại xâm, Lý Thường Kiệt đã sáng tác nên bài thơ này. Vào đêm khuya thanh vắng, ông đã ở trong đền thờ và cất giọng đọc bài thơ. Giọng hào hùng, hào khí chói lóa khiến quân giặc hoảng loạn. Về sau như lời bài thơ, quân và dân ta đã chiến thắng quân giặc.
– Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
– Bố cục 2 phần:
+ Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định đọc lập, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
+ Phần 2 (Hai câu cuối): Khẳng định sự thất bại tất yếu của kẻ thù.
II. Phân tích tác phẩm Nam quốc sơn hà.
1. Khẳng định độc lập, chủ quyền và trọn vẹn lãnh thổ của dân tộc (Hai câu đầu)
– Giọng thơ: Hùng hồn, rắn chắc, trang trọng và đầy tự hào.
– Câu 1: Sông núi nước Nam, vua Nam ngự:
+ “Nam quốc”: nước Nam → Vùng sông núi phía Nam là một nước chứ không phải một quận huyện của Trung Hoa à Khẳng định ý thức độc lập chủ quyền của một dân tộc.
– “Đế”: chữ quan trọng nhất → Khẳng định nước Nam là có vua, có chủ, có quốc chủ. “Đế” còn có nghĩa đại diện cho nhân dân. Nam đế là vua đại diện cho nhân dân nước Nam.
– “Nam đế cư”: Nơi ở của vua nước Nam, xử lí mọi công việc của nước Nam là vua nước Nam. Nơi thuộc chủ quyền của người Việt vì vua gắn với nước.
→ Ý thức độc lập, tự cường; bình đẳng, ngang hàng với các hoàng đế Trung Hoa.
– Câu 2: “Rành rành định phận ở sách trời”:
– Âm điệu: Hùng hồn, rắn rỏi diễn tả sự vững vàng của tư tưởng và niềm tin sắt đá vào chân lí, khẳng định ranh giới nước Nam đã được phân định rõ ràng hợp với đạo trời – đất, thuận với lòng người. Tạo hoá đã định sẵn nước Việt Nam của người Việt Nam.
→ Khẳng định nước Nam là một nước có độc lập, có chủ quyền, có lãnh thổ riêng. Đó là một sự thật hiển nhiên, không thể thay đổi.
2. Khẳng định sự thất bại tất yếu của kẻ thù (Hai câu cuối)
– Giọng điệu: Vừa thách thức vừa quả quyết
– Câu 3: “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm”:
+ Là câu hỏi, hướng về bọn giặc ngông cuồng.
+ Khẳng định lập trường phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.
→ Là lời cảnh báo về hành động xâm lược liều lĩnh, vô đạo lý của phong kiến phương Bắc.
– Câu 4: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”:
+ Lời cảnh báo hậu quả thê thảm đối với bọn xâm lăng nếu như cố tình xâm phạm đến nước Nam và khẳng định sức mạnh vô địch của quân và dân ta.
→ Hai câu cuối là lời cảnh báo đanh thép, kiên quyết thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng để giữ vừng nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
– Khẳng định vững chắc chủ quyền độc lập và bình đẳng của dân tộc ta.
– Khẳng định quyết tâm sắt đá: sẽ đập tan mọi âm mưu, hành động liều lĩnh của bất kì kẻ xâm lược ngông cuồng nào, cho dù chúng tàn bạo, nham hiểm và mạnh đến đâu.
- Kết bài:
– Nghệ thuật: Thể thơ ngắn gọn, súc tích. Hình thức văn nghị luận với lập luận chặt chẽ. Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.
– Nội dung: Văn bản thể hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Xem thêm: