doc-hieu-van-ban-ban-da-biet-gi-ve-song-than-ngu-van-8-chan-troi-sang-tao

Đọc hiểu văn bản Ban đã biết gì về sóng thần? (Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)

Đọc hiểu văn bản:

Bạn đã biết gì về sóng thần
(Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)

I. Tìm hiểu chung.

– Thể loại: Văn bản thông tin.

– Xuất xứ: Theo một số kiến thức về sóng thần, http://nhandan.vn, ngày 16/3/2022)

– Phương thức biểu đạt: tự sự, thuyết minh.

– Bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “năm 1958 cao đến 525m”)”: giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tượng sóng thần.

+ Phần 2 (tiếp đến “khi sóng thần đến”): giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần.

+ Phần 3 (Còn lại): trình bày sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.

– Nội dung: Văn bản giới thiệu những thông tin cơ bản về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần) đồng thời nêu ra một số thảm họa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

– Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu.  Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tượng sóng thần.

* Sóng thần là gì?

– Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc lớn.

– Sóng thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến về đất liền mà ta có thể mục kích và nghe được âm thanh. Ngay cả khi ngồi trên thuyền ở ngoài khơi, bạn cũng không thể biết trước sóng thần bắt đầu xuất hiện.

Không thể nhận thấy dấu hiệu báo trước của một đợt sóng thần.

* Cơ chế hình thành sóng thần:

– Sự thay đổi của mảng kiến tạo gây ra một trận động đất và làm dịch chuyển nước biển.

– Những con sóng được tạo ra và di chuyển ra mọi hướng trên biển, một số con sóng di chuyển nhanh.

– Khi vào vùng nước nông, những con sóng bị nén ép lại, tốc độ chậm hơn và trở nên cao hơn.

– Chiều cao của những con sóng tăng lên và những dòng biến cố có liên quan được tăng cường, tất cả đã trở thành mối đe dọa đến tính mạng và tài sản của con người.

* Quá trình dịch chuyển của sóng thần:

– Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu, khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki – lô – mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét.

Sóng thần hiện nguyên hình với sức mạnh hủy diệt khi nó đến gần bờ.

2. Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần.

* Nguyên nhân gây ra hiện tượng sóng thần:

– Chủ yếu là do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả vị thử hạt nhân dưới nước) …

+ Thảm họa sóng thần 26/12/2004 là hệ quả của trận động đất do va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Bơ – ma. Trận động đất với 9 độ richter, tâm chấn động sâu tới 10km.

* Dấu hiệu nhận biết sắp có sóng thần là:

– Dấu hiệu đầu tiên là nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, chứ không như sóng mạnh của một cơn bão sắp tới.

– Mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều.

– Hoặc có thể cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và nghe thấy những âm thanh lạ.

3. Sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.

– Sự việc cuối cùng của hiện tượng sóng thần chính là các thảm họa để lại.

– Một số thảm họa sóng thần trong lịch sử là:

+ Năm 365, sóng thần tại Alexandria làm hàng nghìn người thiệt mạng.

+ 27/8/1883 sóng thần tai hại nhất, sau khi núi lửa Krakatoa tại Indonesia phun trào khiến 36000 người thiệt mạng trên bờ biển Giava và Sumatra.

+ 15/6/1896 sóng thần cao 23m làm hơn 26000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản.

+ 22/5/1960 sóng thần cao 11m làm hơn 1000 người thiệt mạng ở Chile.

+16/8/1960 hơn 5000 người chết tại vịnh Moro, Philipin

+ Ngày 17/7/1998 sóng thần làm hơn 2100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê.

III. Tổng kết.

1. Nội dung:

– Văn bản giới thiệu những thông tin cơ bản về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần) đồng thời nêu ra một số thảm họa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

– Việc đưa ra các giải pháp hiệu quả, hợp lí cho hiện tượng sóng thần là vô cùng khó khăn và còn là thách thức đối với con người.

2. Nghệ thuật:

– Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu.

– Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang