Soạn bài: Bộ phim “Người cha và con gái” (theo vtc.vn) (Bài 10, Ngữ văn 8, tập 2, Cánh Diều)

bai-10-bo-phim-nguoi-cha-va-con-gai-theo-vtc-vn-ngu-van-8-canh-dieu

Bộ phim “Người cha và con gái” (theo vtc.vn) (Ngữ văn 8, Cánh Diều)

* Nội dung chính: “Người cha và con gái” là phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Michaël Dudok de Wit thực hiện vào năm 2000. Đây là câu chuyện không lời về tình cha con, chỉ với 8 phút ngắn ngủi nhưng bộ phim có sức lay động hàng triệu con tim trên toàn thế giới.

1. Chuẩn bị

– Hãy kể tên một số bộ phim về tình cảm gia đình mà em đã xem và chia sẻ ấn tượng của em về một trong số những bộ phim đó.

– Theo em, nhan đề của văn bản sẽ cho người đọc biết những thông tin gì? Vì sao?

Trả lời:

– Một vài bộ phim về tình cảm gia đình mà em đã xem: Hãy nói lời yêu, Hương vị tình thân, Về nhà đi con, Sống chung với mẹ chồng,…

– Em ấn tượng về bộ phim Về nhà đi con, đây là bộ phim cảm động nói về tình cảm gia đình, giúp gắn kết những người thân trong gia đình với nhiều bài học quý giá.

– Nhan đề của văn bản giới thiệu về bộ phim Người cha và con gái.

2. Đọc hiểu

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1: Sa pô có mục đích gì?

Trả lời:

– Giới thiệu thông tin khái quát về bộ phim.

Câu 2: Phần (1) cho em biết các thông tin nào về bộ phim?

Trả lời:

– Phần (1) cung cấp thông tin: Tên tác phẩm, đạo diễn, năm ra mắt, thành tựu nổi bật đạt được…

Câu 3: Phần này cho biết thông tin gì về bộ phim?

Trả lời:

– Phần (3) giới thiệu về điểm đặc sắc ở bộ phim.

Câu 4: Phần 4 nêu lên nội dung gì?

Trả lời:

– Phần (4) nêu lên: giá trị nội dung, tư tưởng của bộ phim.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Hãy hoàn thành sơ đồ tư duy dưới đây để thể hiện ý chính của mỗi phần trong văn bản Bộ phim “Người cha và con gái” và thông tin cụ thể làm rõ cho mỗi ý chính đó:

Trả lời:

……..

Câu 2: Mỗi trích dẫn sau thể hiện thông tin khách quan về bộ phim hay nhận xét, ý kiến chủ quan của người giới thiệu về bộ phim?

a. Người cha và con gái (Father and Daughter) là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn người Hà Lan Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt thực hiện năm 2000.

b. Âm nhạc cùng với hình ảnh đã thay lời thoại, biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật: cảm xúc lưu luyến khi chia tay của hai cha con, tâm trạng phơi phới của cô con gái ngày ngày ngược gió đạp xe đi đón cha, bà lão đạp xe trong mệt mỏi với những hi vọng, đợi chờ không tắt, khoảng lặng chùng xuống khi người con nhìn thấy chiếc thuyền xưa…

c. Phim bắt đầu bằng hình ảnh hai cha con cùng đạp xe trên con đường đồi

d. Hai cha con dang rộng vòng tay, ôm chặt lấy nhau trong ấm áp, yêu thương, xúc động…

e. Hãy trân trọng người cha, người mẹ đang bên bạn, bởi vì có họ ở bên là một niềm hạnh phúc vô giá!

Trả lời:

– Thông tin khách quan: a, c, d.

– Nhận xét, ý kiến chủ quan: b, e.

Câu 3: Những hình ảnh trong văn bản được lấy từ nguồn nào và có tác dụng gì?

Trả lời:

– Nguồn gốc hình ảnh: bộ phim “Người cha và con gái”.

– Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng hình dung được nội dung, hình thức… của bộ phim.

Câu 4: Ngoài các thông tin được giới thiệu trong bài viết, em còn muốn biết thêm thông tin nào về bộ phim Người cha và con gái? Hãy tìm hiểu và chia sẻ các thông tin đó.

Trả lời:

– Em muốn hiểu thêm về nhân vật trong phim.

– Các thông tin em tìm hiểu được:

+ “Chính nhân vật người phụ nữ, trong suốt chặng hành trình dài đằng đẵng của cuộc đời, cũng hoàn toàn thấu hiểu sự vô vọng trong niềm hy vọng của mình, nhưng lý trí và cảm xúc là điều có thể tồn tại mâu thuẫn trong cùng một con người. Vì vậy, cô con gái vẫn chờ đợi và hy vọng.”

+ Những hình ảnh trong văn bản được lấy từ bộ phim: “Người cha và con gái”, nó giúp người đọc dễ dàng hình dung được nội dung, hình thức của bộ phim.

Câu 5: Sau khi đọc bài giới thiệu, em có muốn xem bộ phim Người cha và con gái không? Vì sao?

Trả lời:

– Em muốn xem bộ phim này ngay sau khi đọc bài giới thiệu vì đây là bộ phim hay nói về tình cảm gia đình.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.