Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe (Bài 2, Ngữ Văn 7, tập 1, sách Chân trời sáng tạo)

bai-2-su-dung-va-thuong-thuc-nhung-cach-noi-thu-vi-hai-huoc-trong-khi-noi-va-nghe-sgk-ngu-van-7-tap-1

Nói và nghe:

SỬ DỤNG VÀ THƯỞNG THỨC NHỮNG CÁCH NÓI THÚ VỊ, HÀI HƯỚC TRONG KHI NÓI VÀ NGHE.

Trong khi thực hiện hoạt động đọc, viết, nói và nghe, chúng ta đều có thể học cách thưởng thức và sử dụng những cách nói thú vị. Điều này sẽ giúp cho những câu chuyện được kể hay những lời nói, câu văn của chúng ta trở nên đậm đà, có sức lôi cuốn hơn. Cũng nhờ đó, sự đồng cảm, sự chia sẻ vui vẻ, cởi mở giữa người viết và người đọc, người nói và người nghe sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một số gợi ý về cách thức luyện tập và sử dụng những cách nói thú vị, hài hước:

– Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện

– Sử dụng hình thức chế, nhại

– Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh.

Biện phápTình huống, cách thức sử dụngVí dụ
Chơi chữSử dụng từ đồng âm khác nghĩa trong khi kể.Ông thứ năm “sờ đuôi” con voi, nhưng không nói vuốt đuôi mà nói: “Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi sể cùn.”
Nói quáTăng cấp quy mô của hình ảnh, sự việc.Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi…
So sánhTạo ra những hình ảnh so sánh mà cái được so sánh và cái dùng để so sánh khác xa về loại.Năm ông thầy bói, mỗi ông đeo một cặp kính đen như mực tàu…
Sử dụng cách nói hài hước học được từ người khácDùng lại đúng lúc một câu tục ngữ, thành ngữ có sắc thái hài hước hoặc những câu nói hài hước.Ếch ngồi đáy giếng

– Ngoài ra, cần lưu ý phối hợp giọng điệu và cử chỉ một cách tự nhiên khi trình bày cách nội dung khác. Trong khi nói, cần chú ý quan sát thái độ của người nghe để sử dụng những cách nói thú vị, hài hước đúng lúc, đúng chỗ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.