sac-thai-nghia-cua-tu-ngu-van-8

Soạn bài: Thực hành Tiếng Việt Bài 2: Sắc thái nghĩa của từ (Ngữ văn 8, tập 1, Cánh Diều)

Thực hành Tiếng Việt:

Sắc thái nghĩa của từ.

Câu 1. Tìm một từ đồng nghĩa với từ ngút ngát trong khổ thơ dưới đây và cho biết vì sao từ ngút ngát phù hợp hơn trong văn cảnh này.

Sông Gâm đôi bờ trắng cát
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.

(Mai Liễu, Mai em về Chiêm Hóa)

Trả lời:

– Từ đồng nghĩa với từ “ngút ngát”: bạt ngàn, mênh mông, bát ngát, ngút ngàn,…

– Từ “ngút ngát” phù hợp hơn trong văn cảnh này bởi vì nó có sắc thái biểu cảm phù hợp với câu thơ hơn các từ đồng nghĩa khác.

Câu 2. Tìm các từ trong khổ thơ dưới đây đồng nghĩa với từ đỏ. Sắc thái nghĩa của các từ ấy khác nhau thế nào? Vì sao đó là những từ phù hợp nhất để miêu tả sự vật?

Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu,
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.

(Đoàn Văn Cừ, Đường về quê mẹ)

Trả lời:

– Từ đồng nghĩa với từ “đỏ”: thắm, hồng hào,..

– Sắc thái nghĩa của các từ:

+ Đỏ au: đỏ tươi.

+ Thắm: đậm màu.

+ Hồng hào: nhẹ nhàng, đầy sức sống.

Từ đỏ hợp với ngữ cảnh hơn, miêu tả đôi má của con người.

Câu 3. Tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của mỗi từ láy tìm được. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả.

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.

(Lưu Trọng Lư, Nắng mới)

Trả lời:

– Các từ láy trong khổ thơ:

+ Xao xác: Tính từ gợi tả những tiếng như tiếng chim vỗ cánh, tiếng gà gáy, v.v. nối tiếp nhau làm xao động cảnh không gian vắng lặng.

+ Não nùng: Tính từ chỉ sự buồn đau tê tái và day dứt.

+ Chập chờn: Tính từ chỉ trạng thái nửa ngủ nửa thức, nửa tỉnh nửa mê. Động từ chỉ trạng thái khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không

Tác dụng: miêu tả, nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, làm sâu sắc hơn tâm trạng của tác giả.

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư và sự phù hợp của từ đó đối với yêu cầu diễn tả tâm trạng của tác giả so với một số từ đồng nghĩa.

Đoạn văn:

Có rất nhiều từ ngữ miêu tả cảm xúc buồn của con người trong đó có từ “rượi buồn” mà tác giả Lưu Trọng Lư đã sử dụng trong bài thơ “Nắng mới” của mình. Rượi buồn chỉ một nỗi buồn ủ rũ và mênh mang, nỗi buồn ấy như bao trùm lấy không gian, thời gian và cảnh vật. Gợi ra tâm trạng của người con khi nhớ về người mẹ quá cố. Có rất nhiều từ ngữ thể hiện nỗi buồn nhưng từ “rượi buồn” là phù hợp hơn cả trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang