bai-3-doc-mo-rong-ngu-van-7-ket-noi-tri-thuc

Đọc mở rộng văn bản (Bài 3, Ngữ văn 7, tập 1, Kết nối tri thức)

Đọc mở rộng văn bản.

Câu 1.

– Một số truyện viết về trải nghiệm tuổi thơ và những tình cảm nuôi dưỡng tâm hồn con người:

+ Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam): viết về việc chị em Sơn và Lan chứng kiến bé Hiên lạnh co ro tím người, hai chị em quyết định lấy chiếc áo bông cũ của em đem cho Hiên.

+ Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh): kể về nhân vật Lợi có con dế lửa, ai đổi gì cũng không bán nên mọi người ghen ghét, ganh tị Lợi. Vì thế mà bạn bè tìm mọi cách trêu chọc Lợi khiến con dế lửa chết. Cái chết của dế lửa khiến mọi người xích lại gần nhau hơn.

+ Chiếc lá cuối cùng (O-hen-ri): ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

– Một số bài thơ bốn chữ, năm chữ viết về tình yêu con người, thiên nhiên, đất nước:

+ Cái trống trường em (Thanh Hào): Bài thơ viết về cái trống trường nằm nghỉ suốt mấy tháng hè, qua đó thể hiện tình yêu trường, yêu lớp học.

+ Ngôi nhà (Tô Hà)- 4 chữ: miêu tả khung cảnh ngôi nhà em ở, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình….

Văn bảnNội dungNgôi kểNghệ thuật
Gió lạnh đầu mùa

(Thạch Lam)

– Chị em Sơn và Lan chứng kiến bé Hiên lạnh co ro tím người, hai chị em quyết định lấy chiếc áo bông cũ của em đem cho Hiên.

– Chủ đề: Tình yêu thương giữa con người với con người.

Ngôi thứ 3– Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đặc sắc.

– Kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm.

 Tuổi thơ tôi

(Nguyễn Nhật Ánh)

 

– Truyện kể về trò đùa của các bạn trong lớp với Lợi đã dẫn đến cái chết của con dế lửa. Qua đó, mọi người đã thay đổi cách nhìn với Lợi.

– Chủ đề: Tình yêu thương, sự cảm thông và tha thứ.

Ngôi thứ nhất– Quan sát tinh tế, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, vốn hiểu biết phong phú, phù hợp tâm lí trẻ thơ.

– Lời văn giàu hình ảnh.

Chiếc lá cuối cùng

(O. Hen-ri)

– Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.Ngôi kể thứ 3– Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn

– Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc

Cái trống trường em

(Trần Đăng Khoa)

– Bài thơ viết về cái trống trường nằm nghỉ suốt mấy tháng hè, qua đó thể hiện tình yêu trường, yêu lớp học.Ngôi thứ nhất– Thể thơ 4 chữ

– Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, quen thuộc.

– Nhịp thơ: 2/2, 1/3

– Biện pháp tu từ: nhân hóa.

Cái trống trường em

(Thanh Hào)

– Miêu tả khung cảnh ngôi nhà em ở, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu gia đìnhNgôi thứ nhất– Thể thơ 4 chữ.

– Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, quen thuộc.

– Biện pháp so sánh, nhân hóa.

Câu 3.

– Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ em yêu thích: Mẹ, Ngôi nhà, Cái trống trường em….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang