bai-3-van-ban-kien-nghi-ve-mot-van-de-doi-song-ngu-van-8-canh-dieu

Soạn bài: Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống (Bài 3, Ngữ văn 8, tập 1, Cánh Diều)

Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống.

I. Định hướng.

1. Trong đời sống hằng ngày, có rất nhiều nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể cần được tôn trọng, đáp ứng. Viết văn bản gửi tới cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu lên ý kiến đề xuất của em hoặc tập thể chính là viết văn bản kiến nghị (còn gọi là Đơn kiến nghị). Ví dụ, các tình huống sau đây cần viết văn bản kiến nghị:

– Tập thể lớn đề nghị với cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm về việc tổ chức đi xem một bộ phim liên quan đến các tác phẩm học trong nhà trường.

– Em thay mặt một số gia đình trong khu tập thể (hoặc khu phố, xóm, thôn,…) kiến nghị với Ủy ban nhân dân địa phương giải quyết việc một công trường trong khi xây dựng đã làm tắt hết các đường cống, gây ngập úng và mất về sinh môi trường, ảnh hưởng lớn đến đời sống của khu dân cư,…

2. Để làm văn bản kiến nghị, các em cần chú ý:

– Tìm hiểu tình huống khi nào phải kiến nghị; kiến nghị nhằm mục đích gì, nội dung kiến nghị và cơ quan nhận kiến nghị.

– Văn bản kiến nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và rõ ràng theo một số mục quy định sẵn, ví dụ, theo mẫu áp dụng chung sau đây:

Soạn bài Văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống | Hay nhất Soạn văn 8 Cánh diều

Trên đây là mẫu chung cho một văn bản kiến nghị, tuy nhiên, trong thực tế cũng có khi văn bản kiến nghị được soạn thảo ngắn gọn hơn. Dù là loại nào thì văn bản kiến nghị cũng cần một số thông tin quan trọng bắt buộc như: Ai kiến nghị? Kiến nghị với ai?, Kiến nghị việc gì?, Kiến nghị để làm gì?, Thời gian và nơi làm kiến nghị?,…Ngoài ra, cần chú ý trình bày văn bản rõ ràng, cân đối: các phần quốc hiệu, tên văn bản, nơi gửi và nội dung kiến nghị, mỗi phần cách nhau khoảng 2 dòng; không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.

II. Thực hành.

Bài tập: Hãy viết văn bản kiến nghị theo một trong hai tình huống sau đây:

(1) Có một bộ phim rất hay; liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể. Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm và nhà trường tổ chức cho các bạn xem phim.

(2) Trong khu vực gia đình em ở, có một địa điểm kinh doanh karaoke nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật, gây ồn ào, thậm chí xảy ra cãi nhau, xô xát,.. ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của cả khu vực. Thay mặt các gia đình trong khu vực, em hãy viết một văn bản kiến nghị gửi công an khu vực hoặc Ủy ban nhân dân địa phương để nêu ý kiến và đề nghị các yêu cầu cụ thể.

a) Chuẩn bị:

– Xác định sự việc, tình huống viết kiến nghị.

– Thu thập thông tin liên quan đến sự việc, tình huống ấy.

– Xem trước mẫu của một bản kiến nghị. Xác định tình huống cần viết theo mẫu kiến nghị chung hoặc tình huống có thể viết bản kiến nghị ngắn gọn hơn.

b) Viết:

Viết bản kiến nghị về tình huống đã xác định theo mẫu.

* Bài viết tham khảo:

Đề số (1):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2023

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Về việc: Tổ chức buổi đi xem phim liên quan đến tác phẩm văn học Gió lạnh đầu mùa của lớp 8A

Kính gửi:

– Hiệu trưởng: thầy Đoàn Văn B

– Giáo viên chủ nhiệm: Cô Lê Xuân A.

– Em tên là: Nguyễn Thu H. Học sinh lớp: 8A

– Chức vụ: lớp trưởng lớp 8A, Trường: THCS Lí Thái Tổ

– Em viết đơn này đề nghị cô giáo chủ nhiệm và nhà trường giải quyết vấn đề: Tổ chức buổi đi xem phim liên quan đến tác phẩm văn học Gió lạnh đầu mùa.

– Nội dung sự việc: Tuần vừa qua, vào buổi học ngày thứ Tư (28/01/2023), lớp chúng em học môn Ngữ Văn về tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của tác giả Thạch Lam.

– Lí do viết đơn kiến nghị này: Cùng thời điểm đó, rạp chiếu phim có chiếu bộ phim kể về những đứa trẻ nghèo khổ thời xưa. Em nhận thấy nội dung phim có cùng chủ đề và nội dung gần với tác phẩm văn học đang học, có thể giúp chúng em củng cố thêm kiến thức và hiểu sâu được những nội dung mà tác phẩm truyền tải.

– Yêu cầu cụ thể: Em thay mặt cả lớp viết đơn kiến nghị này mong muồn thầy, cô xét duyệt ý nguyện tổ chức buổi đi xem phim cho cả lớp chúng em.

– Kính mong thầy, cô xem xét đơn kiến kiến nghị và giải quyết sớm cho chúng em. Em xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sai sót, em xin chịu trách nhiệm trước kỉ luật của nhà trường.

Em xin cảm ơn!

Người làm đơn

(Chữ kí)

Nguyễn Thu H

Đề số (2):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2023

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Về việc: Quán karaoke SM gây ảnh hưởng lớn tới toàn khu vực dân cư PK

– Kính gửi: Ủy bản nhân dân phường Trung Văn, thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

– Tôi tên là: Hoàng Văn C

– Sinh năm: 30/05/1990

– Số căn cước: 1707085689

– Ngày cấp: 12/5/2021

– Nơi cấp: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

– Hộ khẩu thường trú: Phố Phùng Khoang, Phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

– Nơi ở: số nhà 135 ngách 26 ngõ 67 Phùng Khoang, Phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

– Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan hành chính giải quyết vấn đề: Sự việc xảy ra liên tục gần đây của quán karaoke SM không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của cả khu vực.

* Nội dung sự việc: Trong khoảng thời gian gần đây (từ ngày 05/1 đến 31/1/2023), vào mỗi buổi tối muộn (21h00 – 24h00), khu vực dân cư chúng tôi thường xuyên có những tiếng động lớn, thậm chí có những vụ xô xát, cãi nhau to. Theo như tìm hiểu, được biết những sự việc đó từ quán karaoke SM.

– Lí do viết đơn kiến nghị này: Sự việc khiến khu dân cư trở nên ồn ào, gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của các hộ gia đình liền kề.

Yêu cầu cụ thể: Tôi thay mặt các hộ gia đình viết đơn kiến nghị này mong muốn Ủy bản sẽ đưa hướng giải pháp hợp lí đối với địa điểm kinh doanh đó.

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn kiến nghị và giải quyết sớm cho tôi. Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật.

Tôi xin cảm ơn!

Người làm đơn

(Chữ kí)

Hoàng Văn C

c) Kiểm tra và chỉnh sửa:

Đọc lại văn bản kiến nghị đã viết. Đối chiếu với nội dung mục 1.Định hướng để tự phát hiện các lỗi về ý và về diễn đạt, trình bày; từ đó, nhận biết cách sửa lỗi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang