bai-5-lang-nghe-va-phan-hoi-ve-noi-dung-mot-bai-thuyet-trinh-ket-qua-nghien-cuu-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc

Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu (Bài 5, Ngữ văn 10, tập 1, Kết Nối Tri Thức)

Nói và nghe:

LẮNG NGHE VÀ PHẢN HỒI VỀ NỘI DUNG MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

Chuẩn bị nói.

– Dù đặt trọng tâm vào việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe và phản hồi về nội dung thuyết trình kết quả nghiên cứu, nhưng tiết Nói và nghe này không thể thiếu nội dung nói. Nếu là người được chỉ định 2 được phân công thuyết trình Bạn cần thực hiện đầy đủ các thao tác đã được hướng dẫn làm Bài 4, trong đó, việc đầu tiên là phải xây dựng được một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu dựa trên bài 2 công trình nghiên cứu đã có.

– Khi thuyết trình, dựa trên văn bản đã soạn, cần nêu rõ vấn đề nghiên cứu các luận điểm chính được đề xuất, những bằng chứng và lý lẽ đã sử dụng để làm rõ hệ thống luận điểm đặc biệt cần nhấn mạnh những phát hiện mới về vấn đề. Để viết thuyết trình đạt hiệu quả cao thu hút được sự chú ý của người nghe bạn có thể sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,… nhằm cụ thể hóa trực quan hóa nội dung bài thuyết trình.

* Vấn đề nghiên cứu: Nghệ thuật sân khấu chèo.

* Một số luận điểm chính:

– Những loại hình văn hóa như chèo, tuồng, cải lương,… qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển dù mang đậm chất địa phương của từng vùng nhưng khái quát chung vẫn mang đậm chất văn hóa dân gian Việt Nam. Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền dân gian lâu đời nhất của Việt Nam.

– Sân khấu biểu diễn chèo đa dạng: sân đình, sân khấu chuyên nghiệp, các lễ hội ở một số đền chùa,… Quy mô lớn nhất của các đơn vị nghệ thuật Chèo là Nhà hát Chèo rồi đến Đoàn Chèo, một số tỉnh chỉ biên chế đội hoặc tổ Chèo thuộc đoàn nghệ thuật.

– Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu châu Âu mà các nghệ sĩ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò…

– Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị, đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ.

Bài báo cáo nói mẫu:

Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo. Cách bài trí sân khấu hát chèo là một khâu quan trọng để góp phần tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian này.

Dựa trên khảo sát, thống kê cách bài trí sân khấu của một số vở chèo đã được trình diễn, chúng tôi nhận thấy các dụng cụ trên sân khấu của từng vở chèo đều có vai trò khác nhau, có sự liên quan đến nội dung kịch bản. Chúng tôi cho rằng không thể dùng cách bài trí sân khấu của các loại hình nghệ thuật khác để đánh giá cách bài trí sân khấu của chèo.

Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh, Nhật Bản có kịch nô đại diện cho nghệ thuật truyền thống thì tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo. Sân khấu chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản, mà cũng rất đa dạng có thể là sân đình, sân khấu chuyên nghiệp, các lễ hội ở một số đền chùa,… Quy mô lớn nhất của các đơn vị nghệ thuật Chèo là Nhà hát Chèo rồi đến Đoàn Chèo, một số tỉnh chỉ biên chế đội hoặc tổ Chèo thuộc đoàn nghệ thuật.

Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Tiếng hát chèo đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người Việt, chúng ta ấn tượng về chèo qua những câu ca dao:

Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem
Chẳng thèm ăn chả ăn nem
Thèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo

Trong kịch bản chèo, các nhân vật hiện ra qua những cái tên, qua hình tượng được tác giả tạo dựng, còn trên sân khấu chèo, các diễn viên sẽ là người lột tả cái hay, cái đẹp, cái xấu, cái ác của các nhân vật đó. Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò… Điển hình là một số nghệ sĩ như NSUT Thu Huyền, NSƯT Thảo Quyên, NSƯT Văn Bằng, NSUT Thu Hà, NSND Đình Óng, NSND Quốc Trượng,… là những nghệ sĩ đã hiện thực hóa hình tượng các nhân vật trong kịch bản chèo.

Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị, đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói “phi trống bất thành chèo” chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu v.v…

Hát chèo đã từng in đậm nét trong tiềm thức dân gian người Việt, không chỉ riêng với đồng bằng Bắc Bộ mà còn tỏa rộng, vươn xa trong đời sống văn hóa – nghệ thuật đương đại của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, các loại hình giải trí mới ra đời, nhiều người đã không còn mặn mà với sân khấu chèo nữa. Sân khấu cổ truyền Việt Nam nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng dần dần mất đi vị thế của mình.

Các nghiên cứu về chèo nói chung và nghiên cứu về sân khấu chèo nói riêng còn tồn động rất nhiều vấn đề chưa được triển khai cụ thể. Chính vì vậy mà các kịch bản chèo đang dần biến mất, nghệ thuật sân khấu chèo đang dần bị lãng quên bởi sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Chèo cần có sự thích nghi nhất định với thời cuộc để tránh bị rơi vào hoàn cảnh như một di sản phi vật thể chỉ để bảo tồn, tránh làm mất đi một trong những hình thức nghệ thuật kể chuyện bằng sân khấu tiêu biểu nhất của dân tộc.

Chuẩn bị nghe.,

Một số chú ý khi lắng nghe bài nói của người khác:

– Tìm hiểu trước về vấn đề của người nói;

– Tập trung lắng nghe bài nói;

– Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ và cử chỉ của người nói;

– Có thể nêu câu hỏi nếu thấy thắc mắc.

– Bạn cần tìm hiểu trước về tên của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, cũng là vấn đề sẽ được trình bày để có định hướng nghe phù hợp. Cần hình dung hướng triển khai của chính mình để dễ nhận ra nét riêng trong cách giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà tác giả bài thuyết trình đã thực hiện. Gõ thiếu VD

– Viết lại những điều bạn đã biết và muốn biết dựa trên sơ đồ K – W – L:

 

K (What we know)W (What we want to learn)L (What we learned)

 

3. Trao đổi .

Người nghe:

– Đặt các câu hỏi với thái độ tìm hiểu chân thành đề nghị người thuyết trình làm rõ thêm một số vấn đề trong nội dung bài thuyết trình.

– Phản biện những điểm còn mơ hồ, mâu thuẫn, thiếu chính xác trong bài thuyết trình với thái độ xây dựng; chỉ ra những lỗi về lập luận, đối chiếu các dữ liệu được trình bày với các dữ liệu từ các nguồn thông tin khác để giúp người nói chỉnh sửa và hoàn thiện bài thuyết trình.

– Đánh giá khái quát về nội dung bài thuyết trình và sự thuyết trình, chỉ ra được những điểm tích cực và điểm chưa hợp lí.

– Trình bày góc nhìn, cách kiến giải khác về vấn đề được bài thuyết trình đề cập (có thể cung cấp tài liệu của các tác giả khác hoặc đưa ra quan điểm, góc nhìn riêng bạn về vấn đề này).

Người nói:

– Tiếp nhận ý kiến, phản hồi và trao đổi với các thành viên khác trong nhóm, lớp với thái độ cầu thị (bảo lưu hoặc tiếp thu, nêu ra phương án sửa chữa, hoàn thiện,…)

– Tự đánh giá và đánh giá được một các khách quan, toàn diện về bài thuyết trình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang