bai-6-nghe-va-nam-bat-y-kien-quan-diem-cua-nguoi-noi-nhan-xet-danh-gia-ve-y-kien-quan-diem-do-ngu-van-10-chan-troi-sang-tao

Nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó (Bài 6, Ngữ văn 10, tập 2, Chân trời sáng tạo).

Nói và nghe:

NGHE VÀ NẮM BẮT Ý KIẾN, QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI NÓI; NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ Ý KIẾN, QUAN ĐIỂM ĐÓ.

Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Bước 1: Chuẩn bị nghe

– Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe.

– Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.

Bước 2: Lắng nghe và ghi chép

– Tập trung lắng nghe bài đánh giá.

– Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.

Ví dụ:

BÀI TRÌNH BÀY

Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Các thông tin chính

Nội dung ghi chép

– Từ khóa: nội dung, nghệ thuật, đặc sắc, ngông.

– Ý chính:

+ Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

+ Tình huống truyện.

– Câu hỏi đặt ra:

+ Việc xây dựng tình huống truyện như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện quan niệm của tác giả?

+ Theo bạn, cái “ngông” của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

– Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo à làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao.

– Xây dựng thành công cảnh cho chữ à cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

– Quan điểm Nguyễn Tuân thể hiện trong bài: cái thiện, cái đẹp luôn chiến thắng cái ác, cái xấu xa.

Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

– Gửi lời cảm ơn trước khi muốn trao đổi với người nói.

– Đưa ra những lời nhận xét, thắc mặc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.

– Chú ý: không nên quá áp đặt quan điểm cá nhân, cái nhìn chủ quan của mình lên bài đánh giá của người nói.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang