bai-6-tri-thuc-ngu-van-ve-nghi-luan-xa-hoi-sgk-ngu-van-7-tap-2-sach-chan-troi-sang-tạo

Tri thức Ngữ văn Bài 6: Nghị luận xã hội, Liên kết trong văn bản (Ngữ Văn 7, tập 2, sách Chân trời sáng tạo).

Tri thức ngữ văn:

Nghị luận xã hội, Liên kết trong văn bản.

I. Nghị luận xã hội.

Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

– Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống có những đặc điểm sau:

+ Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tính, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận

+ Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

II. Liên kết trong văn bản: đặc điểm và chức năng.

1. Khái niệm: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.

2. Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết:

– Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

– Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp.

3. Một số phép liên kết thường dùng:

– Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.

– Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.

– Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

– Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang