bai-6-on-tap-kien-thuc-bai-6-ngu-van-10-chan-troi-sang-tao

Ôn tập kiến thức Bài 6 (Ngữ văn 10, tập 2, Chân trời sáng tạo).

ÔN TẬP KIẾN THỨC

Câu 1. Tóm tắt những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai văn bản theo bảng dưới đây (làm vào vở):

Hình ảnh (trang 28, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Trả lời:

Văn bản

Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật

 

Chiếc lá đầu tiên

– Nội dung: Bài thơ là sự hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm thời đi học (trường lớp, bạn bè, những trò nghịch ngợm và tình yêu đầu tiên).

– Nghệ thuật:

+ Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa làm mở rộng sự liên tưởng của các sự vật.

+ Ngôn ngữ thơ bình dị, nhẹ nhàng.

+ Giọng điệu hồi tưởng, tâm tình.

 

Tây Tiến

– Nội dung: Nhà thơ hồi tưởng những chặng đường đã qua, những kỉ niệm sâu sắc đồng thời ca ngợi chí khí hào hùng của người lính Tây Tiến.

– Nghệ thuật:

+ Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi hùng.

+ Sử dụng các câu có tiếng toàn thanh bằng hoặc trắc để tạo sự gồ ghề, trúc trắc hoặc sự bình yên cho hình ảnh và cảm nhận.

+ Sử dụng các từ Hán Việt tạo nên sự trang trọng cho hình ảnh người lính Tây Tiến.

Câu 2. Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?

Trả lời:

– Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản gợi cho tôi nhiều cảm xúc nhất là văn bản Dưới bóng hoàng lan. Bởi đây là câu chuyện lấy cảm hứng từ tình cảm gia đình nên dễ chạm vào cảm xúc và khơi gợi trong em những kỉ niệm xúc động, vui có, buồn có về những người thân của mình. Từ đó, khiến bản thân em cảm thấy trân trọng gia đình hơn và biết ơn tất cả tình yêu thương, sự đùm bọc, chở che, vị tha mà mọi người dành cho mình.

Câu 3. Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng sau:

– Cách đọc một văn bản thơ.

– Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

– Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

– Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

– Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó.

Trả lời:

Bài học

Một số điều thu nhận được

Cách đọc một văn bản thơ.

– Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

– Đọc diễn cảm.

– Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,…

Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

– Đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa.

– Giúp câu văn, bài văn của mình hay và tránh lặp từ cũng như thừa từ.

– Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

– Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

– Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá.

– Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe.

– Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm.

– Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

– Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

– Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó.– Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe.

– Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.

– Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.

– Đưa ra những lời nhận xét, thắc mắc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.

Câu 4. Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

– Kỉ niệm giúp đời sống con người trở nên phong phú, cho thấy con người là thực thể có kí ức, giúp con người có sự cảm nhận sâu sắc và là động lực để con người cố gắng, phát triển. Đồng thời, giúp chúng ta học được cách trân trọng những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang