bai-6-doc-hieu-van-ban-tuoi-tho-toi-nguyen-nhat-anh

Soạn bài: Tuổi thơ tôi (Nguyễn Nhật Ánh) (Bài 6, Ngữ văn 6, tập 2, Chân trời sáng tạo)

Đọc hiểu văn bản:

TUỔI THƠ TÔI
(Nguyễn Nhật Ánh)

* Nội dung chính:“Tuổi thơ tôi” (In trong “Sương khói quê nhà” của Nguyễn Nhật Ánh) là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đáng tiếc ấy, tác giả nhắn nhủ mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống.

I. Chuẩn bị đọc.

Câu hỏi: Em từng vô ý làm tổn thương người khác hay chưa? Nếu có, sự việc ấy xảy ra như thế nào?

Trả lời:

– Em đã từng vô ý làm tổn thương người bạn thân của em.

– Đó là một lần vì bạn ốm nên nghỉ học nhiều ngày và nhờ em chép bài hộ trên lớp nhưng vì lười nên em đã không giúp bạn. Mấy ngày đó không có gì để xem bài, bạn đã buồn em và sau này em đã rất áy náy.

II. Trải nghiệm cùng văn bản.

Câu 1. Vì sao Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa cho bạn?

Trả lời:

Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa vì dế lửa đánh nhau không ai bì được. Con này nổi tiếng lì đòn, có hàm răng khỏe, dễ dàng cắn đứt những con dế than to gấp đôi.

Câu 2. Em đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Căn cứ vào yếu tố nào để đoán như vậy?

Trả lời:

– Em đoán chuyện xảy ra tiếp theo là Lợi bị thầy thu hộp diêm đựng chú dế lại, và Lợi sẽ mất chú dế của mình.

– Dựa vào chi tiết cả lớp đang chăm chú học bài nhưng Bảo tóm quần Lợi để dế kêu lên.

Câu 3.  Thái độ của các bạn đối với Lợi cho thấy họ là người như thế nào?

Trả lời:

Thái độ của các bạn đối với Lợi cho thấy họ không phải là những người xấu. Chỉ vì tính tình trẻ con và ganh tị với Lợi khi có con dế lửa nên bày trò.

III. Suy ngẫm và phản hồi.

Câu 1. Ấn tượng chung của em về văn bản là gì?

Trả lời:

Ấn tượng chung của em về văn bản là cách kể chuyện chân thực, dí dỏm với những tình huống thú vị và mang nhiều thông điệp ý nghĩa.

Câu 2. Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi.

Trả lời:

– Các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhận vật Lợi là: trùm sò, thu vén cá nhân, trả công, làm giàu.

Câu 3. Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Khi biết dế lửa chết, Lợi đã khóc rưng rức vì Lợi đã mất đi con chiến mã thắng mọi đố thủ của mình. Lợi sợ sẽ thua các bạn trong những trò chơi sau và vì Lợi yêu quý chú dế này.

Câu 4. Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó?

Trả lời:

– Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng.

– Những chi tiết nào thể hiện điều đó là:

+ Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó.

+ Nó đặt vào hộp các-tông rồi bọc lại bằng tờ báo có in màu, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh.

+ Đám tang tất cả bạn bè đều có mặt, thậm chí thầy Phu cũng đến rất buồn bã và trang nghiêm.

+ Tôi cầm quốc, Lợi đào đất. Tôi cố đào thật sâu và vuông vức.

+ Cả bọn ném sỏi vào quan tài của chú dế và ném cho thật đầy.

Câu 5. Trong truyện Tuổi thơ tôi:

a) Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

b) Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.

Trả lời:

a. Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Bởi lẽ câu chuyện kể về Lợi và miêu tả về nhân vật này rất kĩ.

b.

– Dế lửa lúc đầu là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và sau này là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Vì lúc đầu các bạn tìm mọi cách để phá chú dế của Lợi, để Lợi không còn thắng trên trường đua nhưng sau đó họ đã hối lỗi và cùng Lợi cử hành tang lễ nghiêm trang cho chú dế.

Câu 6. Theo em, vì sao cái chết của dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi? Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?

Trả lời:

– Theo em, cái chết của dế lửa tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi. Thầy Phu và các bạn hiểu răng Lợi là cậu bé nhân hậu, yêu động vật nên Thầy và các bạn đã yêu quý Lợi hơn.

– Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện. Từ một câu chuyện ganh tị của những đứa trẻ thành sự bao dung, cảm thông và thấu hiểu nhau.

Câu 7. Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

Trả lời:

– Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học về cách ứng xử trong cuộc sống đó là cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung hơn đối với mọi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang