Nói và nghe:
TRAO ĐỔI MỘT CÁCH XÂY DỰNG, TÔN TRỌNG CÁC Ý KIẾN KHÁC BIỆT
Đề bài.
Hằng ngày, em vẫn thường trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống với những người xung quanh. Vậy, em cần lưu ý những gì khi chia sẻ ý kiến của mình và tiếp nhận ý kiến của người khác? Bài học này hướng dẫn em cách trao đổi ý kiến một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
Chủ đề trao đổi: Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị
a. Chuẩn bị nội dung trao đổi
Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi:
– Chúng ta nên hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào?
– Hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau không?
– Trông xã hội hiện nay, ý nghĩa của hai câu trên còn đúng hay không?
b. Chuẩn bị cách trao đổi
– Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác
– Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn từ lịch sự
– Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình vì một vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ
Bước 2: Trao đổi
a. Trình bày ý kiến
– Thể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng một số mẫu câu như: Theo quan điểm của tôi…, Theo tôi…, Tôi nghĩ rằng,…
– Nêu lí lẽ và bằng chứng thuyết phục
– Sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp
b. Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình
– Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác
– Đặt câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ bằng các mẫu câu: Có phải ý bạn là…, Bạn có thể nhắc lại câu hỏi không?
– Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới để thuyết phục người nghe
– Bàn về những vấn đề em thấy chưa hợp lí trong phần chia sẻ
– Khích lệ phần trao đổi.
Bài tham khảo:
Tục ngữ về đạo đức lối sống thường đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội như: quan hệ gia đình, anh em, họ hàng… một trong những câu tục ngữ thể hiện vấn đề đó là: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
Trước tiên ta phải hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào? “Giọt máu đào” là một thứ cần thiết để người ta sống, “ao nước lã” là những thứ không cần thiết đối với cơ thể. Như vậy cho dù là một nhưng giọt máu cũng quan trọng hơn ao nước lã. Hiểu rộng hơn thì “giọt máu đào” nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “ao nước lã” được hiểu là những người xa lạ, người dưng. Phép so sánh “hơn” đã thể hiện rõ lời nhận định: những người có quan hệ máu mủ, huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ. Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta phài xem trọng, đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau.
Thực tế đã cho ta thấy trong xã hội hiện nay, nếu có một người nào đó trong gia đình gặp chuyện bất trắc thí ta luông bồn chồn, lo lắng hơn là người dưng gặp nạn. Câu tục ngữ này rất đúng. Người thân cùa chúng ta là những người hết lòng giúp đỡ yêu thương đùm bọc ta thì khi gặp chuyện không may ta lo lắng hơn là đối với những người không thân thuộc. Đó là lẽ tự nhiên thôi giữa bạn và anh em thì ta phải chọn anh em thôi. Cùng chịu một cơn bão, dân tộc ta và dân tộc bạn cùng gánh chịu, chúng ta đều xót thương đấy, nhưng sự cứu giúp cần thiết ta phài dành cho dân tộc mình chứ.
Tuy nhiên không phải ai cũng làm được như thế. Có một số người không xem trọng họ hàng than thuộc, lo chạy theo caí lợi, cái danh mà đánh mất tình nghĩa gia đình. Hễ cái gì có lợi cho họ thì họ làm mà không cần biết điều đó sẽ nhứ thế nào với người thân của mình, những người như thế thật đáng trách. Vì vậy chúng ta phải sống có tình, có nghĩa, luôn đối xử tốt vối những người thân của mình. Qua câu tục ngữ, chúng ta thấy được lối sống đầy ân tình của con người việt Nam chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.