»» Nội dung bài viết:
Đọc hiểu văn bản:
Thủy tiên tháng Một
(trích “Nóng, Phẳng, Chật” của Thô-mát L.Phrít-man)
* Nội dung chính: Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất. Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.
Trước khi đọc.
Câu 1. “Thời tiết bây giờ khó lường thật!” – Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em có cảm nhận gì về những lo lắng ẩn chứa trong đó?
Trả lời:
– “Thời tiết bây giờ khó lường thật”. Đây là một câu nhận xét hoàn toàn đúng và chính xác khi mà ta đối chiếu với tình hình thực tế hiện nay. Trong câu nói ta có thể thấy rõ được sự bất lực và xót xa của con người trước sự biến đổi của thời tiết. Qua đó là sự lo lắng ảnh của con người trước tình trạng khí hậu đang diễn biến ngày càng xấu đi. Mưa hay nắng, nóng hay lạnh giờ đây đã không còn theo bất cứ quy luật nào được định sẵn trước kia của tự nhiên.
Câu 2. Qua quan sát trực tiếp hoặc qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường nào trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật? Những thay đổi bất thường ấy đã gợi lên trong em cảm nhận, suy nghĩ gì?
Trả lời:
– Qua quan sát trực tiếp thì chúng ta có thể nhận thấy được nhịp sống và sinh hoạt của các loại sinh vật đã bị thay đổi rất nhiều do sự biến đổi khí hậu. Nơi ở, thức ăn, kiếm mồi,.. là những nhu cầu thực tế của các loại sinh vật, thế nhưng những yếu tố đó đang ngày càng biến đổi.
– Những thay đổi đó khiến chúng ta phải cảm thấy buồn đau và xót xa. Hàng loạt những con vật, sinh vật nhỏ nhoi đáng thương đang phải chịu sự tàn phá bởi chính những con người. Từ đây em nhận thấy bản thân con người cần hành động để có thể cứu giúp những loài sinh vật đang ngày càng biến đổi dưới chính sự phá hủy trên đôi bàn tay con người.
Đọc văn bản.
Câu 1. Tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất”?
Trả lời:
– Có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi sử dụng thuật ngữ “Sự nóng lên của Trái Đất” bởi người ta vẫn nghĩ rằng thuật ngữ gợi lên một cái gì đó đồng nhất, từ từ xảy ra liên quan đến nhiệt độ, có thể không gây ra vấn đề gì. Thế nhưng đó đều là những cách hiểu sai lầm, thực tế khí hậu của Việt Nam đã chứng minh sự thay đổi về thời tiết không đơn giản chỉ là sự nóng lên của Trái đất nữa mà chính là sự rối loạn khí hậu
Câu 2. Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thế nào trong thời điểm hiện nay?
Trả lời:
– Hiện tượng thời tiết cực đoan: Những cơn mưa lớn chưa từng thấy ở bang Ai-o-oa khiến sống Xi-đa tràn bờ và trung tâm thành phố Xi-đa Ra-pít bị lụt. Mực nước sông cao hơn mặt nước biển 9,1m
Sau khi đọc.
Câu 1. Hãy chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi.
Trả lời:
– Có nhiều cụm từ có thể lựa chọn: biến đổi khí hậu, sự bất thường của Trái Đất, sự rối loạn khí hậu toàn cầu.
Câu 2. Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì? Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt” hay không? Vì sao?
Trả lời:
– Nhan đề của văn bản gợi ấn tượng độc đáo, bởi nó là trải nghiệm, là những quan sát tinh tế của tác giả, thông qua đây người đọc sẽ thấy thú vị để tìm hiểu sâu hơn về văn bản
– Có thể xem chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một là một chi tiết “đắt” vì:
+ Chi tiết đó đã gợi ý cho tác giả tìm được một nhan đề ấn tượng, làm nảy sinh nhiều suy đoán khác nhau về nội dung sẽ được triển khai
+ Khi viết văn bản, tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn việc trình bày những thông tin mang tính khoa học với việc nêu những quan sát và trải nghiệm của bản thân – điều khiến văn bản thực sự có sức hấp dẫn
+ Chi tiết mang tính điển hình, làm nổi bật được ý tưởng cơ bản: việc biến đổi khí hậu đã dẫn đến những quy luật bất thường trong đời sống của muôn loài.
Câu 3. “Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào? Dựa vào trải nghiệm riêng của em, hãy bổ sung bằng chứng cho vấn đề này.
Trả lời:
“Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:
– Thời tiết thay đổi bất thường và diễn ra với tốc độ nhanh (hệ quả: thiên tai có quy mô lớn hơn, một số loài sinh vật hoặc biến mất do không kịp thích ứng hoặc phải thay đổi nhịp độ phát triển…)
– Thời tiết đồng thời tồn tại ở hai thái cực (nơi nắng hạn gay gắt; nơi mưa bão, lụt lội kinh hoàng)
→ Đây đều là những bằng chứng vô cùng thuyết phục bởi đó chính là những ví dụ đến từ đời thường, thực tế.
Câu 4. Theo em, trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết”? Cho biết vì sao em xác định như vậy.
Trả lời:
– Cả 4 đoạn thuộc phần 2 của văn bản đều thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện được trình bày. Những lí lẽ và dẫn chứng được tác giả đưa ra nhằm thuyết phục cho luận điểm “Sự biến đổi cực đoan của thời tiết”.
Câu 5. Hãy chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.
Trả lời:
Khi viết một văn bản thông tin thì chúng ta cần tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau để bài văn thêm thuyết phục người đọc. Tác giả cũng vậy, để viết văn bản ông đã dựa vào rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau để làm sáng tỏ được luận điểm mà bản thân ông muốn trình bày. Hàng loạt các tên nhân vật hay các tài liệu mà tác giả trích dẫn ý kiến chính là minh chứng rõ nhất cho việc tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu để viết nên văn bản này:
+ Báo Niu Ooc Thai-mơ có một câu miêu tả chính xác tình trạng bất thường của Trái đất mà người Ai – o – oa hẳn đang cảm thấy: “Giép-Dooc, nhà thủy văn học đang làm cho Trung tâm thời tiết ở Đa- vin – pót, Ai – o – oa nói: Thường khi phá kỉ lục, bạn chỉ vượt qua mức cũ 2,5 đến 5cm. Nhưng hơn kỉ lục cũ tận 1,8 m thì quá ngạc nhiên”
+ Trang CNN.com (ngày 07/08/2007) giới thiệu một báo cáo do Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố…..
+ Như Giôn – hô – đơ – rơn nói:….
Câu 6. Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu, đó là những số liệu: “lũ và mưa lớn đã làm sập 23 000 ngôi nhà xây bằng gạch đất sét”, “62 người thiệt mạng”, “…cao đến 4,6 m đã tràn qua 68 hòn đảo…”, “nhiệt độ xuống tới -22*C, -18*C…”, “vùng tuyết rơi dày đến 25cm”, “
– Việc dẫn số liệu như vật có tác dụng làm tăng tính thuyết phục cho điều tác giả muốn nói, ngoài ra còn cho thấy mức độ cập nhật thông tin của tác giả (số liệu đưa ra cũ hay mới, chỉ dựa vào một nguồn hay nhiều nguồn tài liệu,…)
– Việc sử dụng số liệu cho tiết của tác giả đã chứng minh được tác giả luôn cập nhập những thông tin về thiên nhiên trên thế giới. Không chỉ vậy các số liệu ấy như là dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh cho luận điểm về việc thế giới ngày càng thay đổi về thiên nhiên. Hơn nữa, những số liệu này cũng giúp người đọc có thể tin được chính xác hơn về điều mà tác giả đang nói đến.
Câu 7. Nêu lên điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này.
Trả lời:
Sau khi học xong văn bản này em đã tiếp thu được rất nhiều những kiến thức quý báu. Đầu tiên đó chính là cách đọc hiểu một văn bản thông tin, cách viết một văn bản thông tin từ việc triển khai luận điểm, lấy dẫn chứng và số liệu. Quan trọng hơn là bản thân em đã có cái nhìn đúng đắn nhất về tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới vào thời điểm hiện nay.
Viết kết nối với đọc.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.
Bài làm 1:
Biến đổi khí hậu luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Khí hậu vẫn luôn là sự sống của con người, nó giúp con người có thể sống và hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp nhất. Thế nhưng khí hậu hiện nay lại đang ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu đi đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người cũng như là toàn sinh vật trên trái đất. Trái đất thì ngày càng nóng lên, con người đang ở mùa hè mà vẫn phải mặc áo thu đông do thời tiết thất thường, lũ lụt và hạn hán xảy ra càng lúc càng nhiều với mức độ nghiêm trọng, sinh vật thì thiếu đi nơi ở, thức ăn, tập tính sinh hoạt cũng biến đổi để phù hợp với thời tiết. Ở Hà Nội- thủ đô của đất nước cũng không tránh khỏi việc phải gánh chịu những hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu, người dân ra đường vào buổi sáng mà cứ ngỡ đang ở Lào Cai sương mù, giữa tiết trời mùa hạ oi bức vẫn có những ngày chiếc áo thu đông được mặc vì thời tiết thay đổi. Chính những hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu mà con người chúng ta cần chung tay hành động vì một bầu trời xanh của thế giới.
Bài làm 2:
Hiện nay, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài. Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu là do có sự thay đổi của môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Ở nơi em sống là Hà Nội, nơi có mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp. Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên: tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng tới vấn đề cây trồng vật nuôi, lũ lụt, thiên tai, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân. Vậy nên chúng ta cần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, …