Biểu tượng gà trống Gô-loa trong văn hóa người Pháp

Gà trống Gô-loa, một vẻ đẹp kiêu hãnh của nước Pháp

Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa trên khắp thế giới và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng tôn giáo biểu thị của quyền uy và sự chân thành. Người Hy Lạp tin rằng, ngay đến sư tử cũng còn sợ gà trống. Còn người Pháp lại tôn vinh gà trống Gô-loa như một biểu tượng tôn giáo, thể hiện niềm hy vọng và đức tin. Hình ảnh chú gà trống Gô-loa hùng dũng từ lâu đã trở thành biểu tượng của người pháp lịch thiệp, hào hoa, phong nhã và đầy lãng mạn.

Vẻ đẹp kiêu hãnh của chú gà trống Gô-loa.

Từu thời trung cổ, hình ảnh gà trống Gô-loa đã được người Pháp sử dụng như một biểu tượng cuat tôn giáo, thể hiện niềm hi vọng và đức tin. Bởi thế, hình ảnh gà trống Gô-loa thường được chạm khắc trên các tháp chuông nhà thờ và tháp canh, kể cả các bản in và đồng tiền đều có hình ảnh này. Hình ảnh đẹp đẽ cộng với sự cảnh giác và lòng dũng cảm khiến chú gà trống này trở thành biểu tượng sức mạnh của nước Pháp.

Gà trống Gô-loa sở hữu một vẻ ngoài đẹp đẽ với chiếc mào đỏ rực đầy kiêu hãnh. Với dáng hình cân đối, đôi chân to khỏe, ức nở rộng, mào vươn cao, mỏng và thẳng đứng biểu thị cho quyền lực, chú gà trống Gô-loa đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của con người ngay từ khi mới xuất hiện.

Đôi mắt sáng linh lợi, chiếc mỏ nhỏ nhưng cứng cỏi, nhọn sắc sẵn sàng gây tổn thương cho những kẻ dám khiêu khích khiến cho nó trở thành biểu tượng của sức mạng chiến đấu và chiến thắng. Bước đi chững chạc, oai vệ và vững vàng như một chàng hiệp sĩ lừng danh, phong thái đĩnh đạc, uy nghi đầy kiêu hãnh như tính cách của con người Pháp. Gô-loa có tiếng gáy lanh lảnh, trong trẻo vang xa trở thành âm thanh quen thuộc trong đời sống người nông dân nước Pháp.

So với các giống gà khác trên thế giới, giống gà Gô-loa tỏ ra vượt trội về thể hình. Đặc biệt là chiếc mào dỏ kiêu hãnh vươn cao và tiếng gáy có âm lượng lớn. Chiếc ức nở nang, chân đùi to khỏe là một thế mạnh hiếm có ở giống gà này. Hình ảnh chú gà trống Gô-loa cũng từng xuất hiện trên lá cờ cách mạng Pháp và biểu trưng cho sự cho sự kiên cường, dũng cảm của người dân bởi những chú gà trống Gô-loa này sở hữu một vẻ ngoài hùng dũng, dáng gáy vô cùng hiên ngang và đuôi dài, cong cong, mang màu xám xanh như những thanh đoản kiếm nhỏ. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp tuyệt vời, khiến cho người ta nghĩ đến một chiến binh dũng cảm, thiện chiến.

Sự lịch lãm trong lối chơi chữ đầy hài hước và ý nhị.

Việc lấy gà trống Gô-loa làm biểu tượng, trước hết nó bao hàm sự chơi chữ hài hước, ý nhị của người Pháp.  Đó cũng là một đặc tín của người Pháp với lối sống lãng mạn, hào hước. Tổ tiên của người Pháp là tộc người Gô-loa (Gauiois). Người Gô-loa, tiếng La Tinh gọi là Gallus. Danh từ Gallus trong tiếng La Tinh lại có một từ đồng âm tuyệt đối là gallus, có nghĩa là con gà trống. Thế là cái vỏ ngữ âm gallus của tiếng La Tinh vừa biểu hiện khái niệm “người Gô-loa” lại vừa biểu hiện khái niệm “con gà trống”.

Có lẽ lúc ban đầu đó chỉ là một lối chơi chữ hóm hỉnh, thể hiện sự hài hước và niềm vui trong cuộc sống. Nhưng lâu dần, điều này ăn sâu dần vào ý thức tinh thần của con người và trước sự thuyết phục của hình ảnh chú gà trống Go-loa, nó trở thành một niềm tin sâu sắc. 

Đó là lý do tại sao người Pháp lại lấy con gà trống Gô-loa làm biểu tượng của dân tộc mình. Nếu ta biết rằng tiếng Pháp hiện đại là do tiếng La Tinh thông tục (latin populaire) mà ra thì ta cũng sẽ không lấy làm lạ tại sao người Pháp lại căn cứ vào tiếng La Tinh để chọn biểu tượng cho dân tộc mình như thế.

Nếu như hình ảnh chú gà trống ở phương Đông với biểu trưng của văn, võ, nhân, dũng, tín thì gà trống Gô-loa được coi là tượng trưng cho sự chân thành, lịch lãm, sức mạnh và tươi sáng. Người pháp chọn gà làm vật biểu trưng phản ánh họ thích những điều bình dị, thân thiện, hiền hòa. Thật không là gì khi người Pháp được xem là đan tộc lãng mạn và hào hoa nhất thế giới.

Hình ảnh chú gà trống Gô-loa trong niềm tin của người Pháp.

Vào thời kỳ Phục Hưng, hình ảnh những con gà trống được gắn liền với sự hình thành của nước Pháp. Dưới các vương triều ở thời kỳ này, các bản chạm khắc và đồng tiền đều mang hình ảnh gà trống. Thậm chí, đến những năm 1870-1940, tại điện Elysees (Phủ tổng thống ngày nay), hình ảnh chú gà trống còn được trang trí tại một cánh cổng lớn và nó có tên là “Cổng gà trống”. Hay gắn liền với lịch sử hơn, biểu tượng gà trống Gô-loa còn có thể tìm thấy tại bảo tàng Louvre hay điện Versailles.

Có thể nói, con gà trống Gô-loa đã ăn đậm vào trong mọi lớp nhân dân, từ nông thôn cho đến thành phố nước pháp và kéo dài qua nhiều thời kì lịch sử. Thật ngạc nhiên khi niền tin đó không bị phai mờ hay đổi khác sau nhiều bão tố thời đại.

Từ lâu trong lịch sử, chính quyền cũng chính thức công nhận gà trống thể hiện bản sắc quốc gia. Chính vì điều đó, hình tượng này mới có sức sống mãnh liệt đến như vậy. Hình ảnh con gà cũng được chạm khác lên chiếc mũ đỏ của các chiến sĩ cách mạng Pháp như biểu tượng của lòng trung thành và quả cảm. Hình ảnh ẩn dụ của thần Bác ái luôn có một cây gậy mang trên đầu một con gà trống biểu thị cho đức tin vững chắc về sự công bằng và lòng chính trực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang