cach-lam-bai-van-thuyet-minh-dat-diem-cao

Cách làm bài văn thuyết minh đạt điểm cao

Cách làm bài văn thuyết minh đạt điểm cao.

I. Bài văn thuyết minh.

1. Khái niệm:

– Thuyết minh là cung cấp cho người đọc, người nghe những tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Yêu cầu:

– Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.

– Bài văn thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.

3. Phương pháp thuyết minh:

3. 1. Phương pháp nêu định nghĩa:

VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

3. 2. Phương pháp liệt kê:

VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…

3. 3. Phương pháp nêu ví dụ:

VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

3. 4. Phương pháp dùng số liệu:

VD: Tình hình tai nạn giao thông cả nước đầu năm Binh Thân. Trong 8 ngày nghỉ Tết Bính Thân (từ 06-13/2/2016 ), toàn quốc xảy ra 334 vụ tai nạn thông, làm chết 210 người, làm bị thương 331 người.

3. 5. Phương pháp so sánh:

VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

VD: Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất-Mặt Trăng – Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt Trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.

3. 6. Phương pháp phân loại, phân tích:

VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật…

4. Các kiểu bài thuyết minh:

– Thuyết minh về một con vật, đồ vật, cây cối.

– Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

– Thuyết minh một tác giả, tác phẩm văn học.

– Thuyết minh một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

– Thuyết minh một sự vật hiện tượng trong đời sống với những hình ảnh sinh động, giàu tính hình tượng.

II. Cách làm bài văn thuyết minh.

1. Bước 1: Tìm hiểu đề, thu thập thông tin

+ Xác định đối tượng thuyết minh.

+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.

2. Bước 2: Lập dàn ý

– Xác định các ý chính sẽ trình bày.

– Xây dựng bố cục rõ ràng, hợp lý.

3. Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

– Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp.

– Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

– Viết thành bài văn thuyết minh.

III. Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh.

1. Thuyết minh về một đồ vật quen thuộc:

– Nếu nguồn gốc, xuất xứ.

– Phân loại, chủng loại.

– Trình bày đặc điểm cấu tạo.

– Tính năng, nguyên lí  hoạt động (nếu có).

– Cách sử dụng và bảo quản.

– Vai trò, lợi ích của đồ vật ấy trong cuộc sống con người.

2. Thuyết minh về một loài vật:

– Nguồn gốc xuất hiện.

– Phân loại, chủng loài.

– Đặc điểm hình thái (hình dáng, chiều cao, cân nặng, các bộ phận bên ngoài)

– Đặc điểm sinh thái (môi trường sống, thức ăn, bệnh tật, sinh sản,…)

– Cách chăm sóc.

– Vai trờ, lợi ích của con vật trong đời sống con người.

3. Thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử:

– Vị trí địa lí.

– Nguồn gốc hình thành.

– Những yếu tố làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.

– Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.

– Cách thưởng ngoạn đối tượng.

– Vai trò, ý nghĩa của di tích, cảnh quan đối với địa địa phương, đất nước và con người.

4. Thuyết minh về một danh nhân văn hoá:

– Hoàn cảnh xã hội.

– Thân thế.

– Sự nghiệp.

– Cống hiến quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.

– Đánh giá xã hội về danh nhân đối với lịch sử dân tộc và thế giới

Lưu ý : Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp, cống hiến chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.

5. Giới thiệu một đặc sản:

– Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi của đặc sản.

– Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.

– Cách thức chế biến, thưởng thức.

– Vai trò, ý nghĩa của đặc sản ấy trong đời sống văn hoá con người

6. Thuyết minh về một thể loại văn học:

– Định nghĩa thể loại được thuyết minh.

– Đặc điểm: Số câu, số tiếng, gieo vần, niêm luật…

– Nhận xét ưu, khuyết điểm.

– Một số văn bản tiêu biểu.

– Vai trò của thể loại văn học đó trong đời sống và trong văn học.

* Bảng tổng hợp cách làm một số dạng đề thuyết minh:

Đồ vậtLoài vậtDanh thắng, di tíchDanh nhânĐặc sảnThể loại văn học
Hoàn cảnh xã hội
Thân thế
Sự nghiệp
Cống hiến
Đánh giá của xh
Vị trí địa lý
Cảnh quan
Lịch sử,văn hóa
Định nghĩa
Nguồn gốcNguồn gốc
Cấu tạo
Đặc điểmĐặc điểmĐặc điểmĐặc điểm
Hình dángHình dáng
Lợi íchLợi ích
Cách chế biến
Cách thưởng ngoạnCách thưởng thức
Nhận xét ưu khuyết
Vai trò

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang