cach-viet-doan-van-cam-nhan-mot-nhan-vat-trong-tac-pham-truyen

Cách viết đoạn văn cảm nhận một nhân vật trong tác phẩm truyện

I. Các bước thực hiện.

Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài

Để tránh tình trạng viết lan man, không đúng trọng tâm đề bài, thao tác quan trọng đầu tiên các em cần làm là đọc kĩ đề bài để xác định: đối tượng cần viết? Dung lượng bài viết (Khoảng bao nhiêu chữ).

Ví dụ: Viết một đoạn văn cảm nhận về nhân vật Sơn Tinh trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Đọc yêu cầu của đề bài, ta có thể xác định được đối tượng cần viết đoạn văn cảm nhận là nhân vật  Sơn Tinh trong Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Từ đó ta có thể tìm ra một số ý chính cho đoạn văn:

+  Nhân vật Sơn Tinh: sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.

+ Chàng thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ,

+ Chàng đã chiến đấu kiên cường với chàng Thủy Tinh trong nhiều tháng, nhiều năm.

– Bước 2: Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề

Sau khi đã xác định được yêu cầu đề bài và gạch ra được những ý chính cho bài viết, các em có thể bắt tay vào quá trình viết bài.

– Hình thức đoạn văn: Các em có thể lựa chọn một trong những hình thức: Quy nạp, Diễn dịch, Móc xích, Tổng – Phân – Hợp tùy theo mong muốn và ý tưởng cho bài viết của các em.

– Cấu trúc đoạn văn: Cần đảm bảo 3 phần: Mở đoạn, Thân đoạn và Kết đoạn.

+ Phần mở đoạn (Mở đầu): Giới thiệu về đối tượng cần trình bày cảm nhận/suy nghĩ.

+ Phần thân đoạn: Triển khai nội dung bài viết. Các em có thể dựa vào những ý chính vừa xác định để triển khai, phát triển ý cho đoạn văn, cần đảm bảo tính liên kết, logic giữa các câu.

+ Phần kết đoạn: Kết đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề. Các em có thể viết câu ngắn để khái quát nội dung vừa trình bày hoặc thể hiện cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề để tạo sự thu hút với người đọc.

– Dung lượng bài viết: Thông thường, trong đề bài thường yêu cầu về dung lượng.

– Bước 3: Đọc lại và chỉnh sửa.

Sau khi viết xong đoạn văn, cần đọc lại để sửa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

– Bước 4: chia sẻ.

II. Đoạn văn mẫu:

Đoạn văn 1:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã để lại trong em nhiều suy nghĩ. Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi. Sơn Tinh thật tài giỏi, đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ, đã chiến đấu kiên cường, bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng, không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi, dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ. Dường như khi đọc đến đây em lại nghĩ đến cảnh hằng năm nước ta gặp rất nhiều trận bão lớn, khiến người dân điêu đứng, nhà cửa ruộng vườn chìm trong biển nước. Hình ảnh Sơn Tinh, vị thần dời núi, dời đồi ngăn chặn dòng nước ấy chính là vị thần luôn bảo vệ cuộc sống yên bình trong lòng người dân ta. Hình ảnh dời núi, dời đồi ấy còn phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

Đoạn văn 2:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang