cam-nhan-nguoi-trong-bao-cua-se-khop

Cảm nhận truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp

Cảm nhận truyện ngắn “Người trong bao” của Sê-khốp.

  • Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Sê-khốp và truyện ngắn “Người trong bao”:

+ Sê-khốp là một trong những đại biểu kiệt xuất cuối cùng trong văn học hiện thực của nước Nga, để lại hơn 500 truyện ngắn, truyện vừa và các vở kịch đặc sắc.

+ Tác phẩm “Người trong bao” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông.

– Khái quát nhân vật Bê-li-cốp: là nhân vật điển hình của kiểu người trong bao dưới xã hội nước Nga chuyên chế lúc bấy giờ.

  • Thân bài:

1. Chân dung nhân vật Bê-li-cốp:

– Ngoại hình:

+ Đi giày cao su, cầm ô, nhất thiết phải mặc áo bành tô.

+ Đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông.

+ Khuôn mặt luôn giấu sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên.

Một con người kì quái, dị biệt, thu mình trong bao.

– Thói quen sinh hoạt:

+ Mọi thứ đều để trong bao: từ vật dụng nhỏ (dao, đồng hồ quả quít), lớn (ô, khuôn mặt).

+ Khi ra ngoài: Kín mít từ đầu tới chân, đi xe ngựa thì cho kéo mui lên.

+ Khi ở nhà: Mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then, có đủ sự ngăn cấm và hạn chế; buồng ngủ chật như cái hộp, giường nằm thì móc màn; lúc ngủ: kéo chăn trùm đầu kín mít, trong phòng nóng bức, ngột ngạt… Đó là hình ảnh của con người lập dị, khó hiểu.

→ Những cái bao vật chất, hữu hình: thu mình lại trong một thế giới riêng, bé nhỏ, tránh ảnh hưởng từ bên ngoài để được an toàn.

2. Tính cách, ảnh hưởng của Bê-li-cốp.

– Bảo thủ, sùng cổ:

+ Ca ngợi quá khứ, ghê tởm hiện tại, sợ hãi tương lai (nhỡ lại xảy ra chuyện gì, cần phải cân nhắc một chút…)

+ Giáo viên dạy tiếng Hi Lạp – thứ tiếng cổ, lạc hậu, lỗi thời, không có giá trị ở hiện tại.

Không có tính thời sự, một khoảng không an toàn.

– Sợ hãi với mọi thứ:

+ Giấu ý nghĩ vào trong bao vì sợ phiền phức, chỉ “những chỉ thị, thông tư lệnh cấm mới là rõ ràng”…

+ Sợ sự thay đổi: ép mình vào những khuôn khổ, trật tự của một nhà giáo dục: kính trọng đối với chính quyền; giữ gìn tư thế của một nhà giáo dục.

+ Sợ dị nghị, sợ nghe những lời đàm tếu, gán ghép của người xung quanh với Cô-va-len cô.

+ Ngại giao tiếp: việc duy trì các mối quan hệ được thực hiện như một nghĩa vụ: “trường học đông đúc quả là đáng sợ”; “việc đi cạnh ai đó quả là nặng nề”, đến nhà đồng nghiệp, người quen kéo ghế ngồi, không nói gì, mắt nhìn xung quanh khoảng 1h rồi về.

– Những cái bao vô hình: che đậy sự run sợ trước cái mới, trước quyền lực; che đậy sự hèn nhát, tự ti, bảo thủ, lạc hậu của Be – li – cốp.

→ Bê-li-cốp dễ bị tổn thương và có khuynh hướng tự diệt.

– Ảnh hưởng của Bê-li-cốp:

+ Lối sống của Bê-li-cốp đã đầu độc, làm ô nhiễm, kéo dài, dai dẳng khiến con người sợ hãi suốt 15 năm.

+ Phạm vi: trong nhà trường và cả khu phố, mọi người đều sợ sệt và xa lánh.

3. Cái chết của Bê-li-cốp.

– Nguyên nhân:

+ Do sự cười cợt và chế nhạo của Va-ren-ca

+ Do chính tính cách của hắn gây nên

+ Chế độ xã hội ngột ngạt, bí bách đương thời đã tạo ra những con người, tính cách Bê-li-cốp: bạc nhược, khiếp đảm, sợ hãi trước những biến động nhỏ của cuộc sống.

– Cái chết của Bê-li-cốp:

+ Nằm yên trong màn, đắp chăn kín và im lặng, hỏi chỉ đáp “không” hay “có”, không nói thêm điều gì

+ Khi nằm trong quan tài: vẻ mặt hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa

– Bê-li-cốp đã đạt được mục đích của cuộc đời, chui vào cái bao mà không bao giờ phải thoát ra nữa.

Những cái bao vô hình, hữu hình kết tinh lại thành cái bao cuối cùng của cuộc đời hắn: chiếc quan tài. Sự hèn nhát, không dám đấu tranh của người dân tiếp tay cho Bê-li-cốp càng ảnh hưởng sâu rộng. Bê-li-cốp vừa yếu ớt như một nhân cách, vừa mạnh mẽ như một căn bệnh, dễ dàng thôi miên và ảnh hưởng tới họ. Chi tiết thể hiện khả năng khai thác chiều sâu tâm lí của Sê-khốp.

4. Nhận xét về hình tượng nhân vật Bê-li-cốp:

– Bê-li-cốp hiện lên là một con người kì lạ, quái dị với những lớp bao chồng chéo:

+ Lớp bao hữu hình: giúp Bê-li-cốp cách biệt với thế giới bên ngoài, an toàn trong thế giới chật chội, bí bách của mình.

+ Lớp bao vô hình: che đậy sự hèn nhát, lo sợ, tự ti của Bê-li-cốp trước sự đổi thay của thời đại.

→ Nghệ thuật miêu tả: chi tiết tỉ mỉ, chi tiết điển hình, lặp lại (cái bao)..

  • Kết bài:

Nêu cảm nhận của em về đoạn trích Người trong bao của Sêkhop: M.Gorki đã từng nhận xét, đọc Sê-khốp, chúng ta thấy “phảng phất đâu đây nụ cười buồn buồn của một tâm hồn biết yêu thương”, “Tiếng thở dài khẽ sâu của một trái tim trong sạch”. Còn nhà văn Nguyễn Tuân khi đọc Người trong bao thì cho rằng: “Truyện Bê-li-cốp là một áng văn đả kích đến tuyệt đỉnh: hình thù tên họ nhân vật đã thành một cái sự, đã thành một hình dung từ ngày nay vẫn còn tác dụng lớn”. Tác phẩm phê phán những nhược điểm, tật xấu của Bê-li-cốp, cảm thương cho số phận của những con người sống trong môi trường ngột ngạt, thối nát xã hội Nga đương thời, đồng thời có dịp để soi lại chính mình nhằm vươn tới một cuộc sống lành mạnh, ý nghĩa hơn…

Phân tích truyện ngắn Người trong bao của nhà văn Sê-khốp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang