Cảm nhận suy tư của Nguyễn Du trong hai câu: “Chi phấn hữu thần liên tử hậu. Văn chương vô mệnh luỵ phần dư”.
– Xét về cấu trúc thì đây là hai câu thực nhưng trong bài thơ này thì tính luận rất rõ. Luận về nhan sắc, luận về văn chương.
– Trước hết nói về nhan sắc. Nhan sắc là cái đẹp của hình thể, cái đẹp do tạo hóa ban tặng. Người bình thường dễ vô tình bởi luôn cảm nhận cái đẹp theo quy luật thời gian. Đã có cái đẹp tất sẽ có ngày phôi pha. Nhưng với người nghệ sĩ luôn cố gắng giữ gìn, nâng niu cái đẹp lên thành vĩnh cửu thì sự phai nhòa không thể cưỡng lại ấy là một mất mát lớn, nhất là trong tình cảnh của nàng Tiểu Thanh, cái đẹp đã bị lãng quên ngay từ khi nó còn tồn tại, đang rực rỡ hương sắc. Cái “thần” của nhan sắc chính là ở đó. Với ý nghĩa sâu xa như thế thì việc nhà thơ phải “độc điếu” là điều hoàn toàn có thể hiểu được.
– Son phấn có “thần” nên vẫn xót, còn văn chương sao “không mệnh” mà đốt vẫn “còn vương”? Cũng theo quy luật, văn chương có thể “bền“ hơn nhan sắc nhưng