»» Nội dung bài viết:
Những phẩm chất tốt đẹp mà người bà nhóm lên trong lòng cháu qua đoạn thơ: Lận đận đời bà… Sớm mai bày và nhóm bếp lên chưa? (Bếp lửa – Bằng Việt)
- Mở bài:
+ Tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông bình dị, chân thành, phản phất hồn quê và giàu tính chiến đấu.
+ Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, là một trong những bài thơ hay, đã để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.
+ Đoạn kết bài thơ là kí ức sống động của người cháu về người bà, về quê hương sau nhiều năm xa cách. Lời thơ tha thiết khiến ta nhớ tới câu danh ngôn: “Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người.”
+ Trích dẫn đoạn thơ:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
…….
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…
- Thân bài:
Những phẩm chất tốt đẹp mà người bà đã nhóm lên trong cháu: tình yêu thương, đức hi sinh, lối sổng nghĩa tình, biết quan tâm, san sẻ với mọi người,…
1. Hình ảnh người bà tảo tần, hiền hậu.
– Hình ảnh xuyên suốt bài thơ, suốt chiều dài cảm xúc, nỗi nhớ của nhà thơ. Hình ảnh gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ của cháu. Đất nước loạn ly, cháu luôn bên bà, được bà che chở, bảo bọc, lo toan. Cuộc sống tuy gian khổ, khó khăn nhưng lúc nào cháu cũng có bà bên cạnh, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
– Bà là người bà đáng kính; là cha, là mẹ vô vàn yêu thương; người thầy đáng trọng; người bạn lớn đáng quý. Bà là người mẹ giàu tình yêu thương, giàu đức hy sinh. Cả cuộc đời quên mình, không quản vất vả, gian lao, nhọc nhăn để được lo lẳng, bảo bọc cho con, cho cháu.
– Bà là người đã nhóm lên trong lòng cháu ngọn lửa của tỉnh yêu thương, niềm thủy chung; ngọn lửa của đức hy sinh, lòng tự hào; ngọn lửa của lòng biết ơn, không quên cội nguồn; ngọn lửa của niềm ước mơ, xây dựng hoài bão tốt đẹp.
– Bà lại là người giữ những ngọn lửa ấy ấm nồng mãi mãi và truyền cho cháu tất cả những ý nghĩa tốt đẹp của ngọn lửa kia để cháu trưởng thành và có ích cho đời. Đặc biệt trong đoạn thơ cuối hình ảnh người bà hiện lên lung linh trong nỗi nhớ da diết của cháu, đầy yêu thương và trìu mến.
-Từ ngừ gợi tả “lận đận”, “biết mấy nắng mưa” diễn tả cuộc đời khổ cực trăm bề, đồng thời làm sáng lên đức tính hy sinh, sự tần tảo, cần cù, chịu thương chịu khó của người bà.
-Trong kí ức của người cháu, “thói quen dậy sớm” của bà là điều đã để lại ấn tượng sâu đậm nhất.
– “Nhóm bếp lửa” là công việc rất bình thường và quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Nhưng trong kí ức nhà thơ, công việc bình thường đó luôn mang theo tâm lòng yêu thương, luôn chất chứa niềm mong ước của bà dành cho cháu.
-Từ “nhóm” chuyển sang một tầng nghĩa mới, người bà muốn nhen nhóm lên trong trái tim cháu “niềm yêu thương”, niềm vui sống; thắp sáng lên trong tâm hồn cháu sự chia ngọt sẻ bùi của cuộc sống gia đình, muốn khơi dậy trong lòng cháu “những tâm tình tuổi nhỏ”, những ước mơ hồn nhiên, khát vọng về tương lai.
– Bà là người đã kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai. Bếp lửa được bà nhen nhóm lên không chỉ bằng rơm rạ mà còn bằng ngọn lửa từ trong chính trái tim bà- ngọn lửa của lòng yêu thương và niềm tin bất diệt.
– Từ “nhóm” được lặp đi lặp lại nhiều lần, có tác dụng làm cho âm điệu đoạn thơ tha thiết hơn, càng làm nổi bật sự chăm sóc dạy dỗ chu đáo và tấm lòng yêu thương của bà đối với cháu.
– Đoạn thơ giúp chúng ta hiểu được tình cảm yêu thương nồng ấm của bà dành cho cháu, dành cho mái ấm gia đình. Hơn nữa, đoạn thơ còn kín đáo bộc lộ cảm xúc yêu thương chân thành sâu lắng trong lòng người cháu khi nghĩ về cuộc đời, tấm lòng và đức tính cao đẹp của bà. Lời thơ nhẹ nhàng như tiếng lòng thổn thức tri ân của tác giả khi nhớ về bà.
2. Hình ảnh “bếp lửa” kì lạ và thiêng liêng.
– Một hình ảnh thơ sáng tạo, đặc sắc mà gần gũi, thân thương. Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc: niềm yêu thương, nỗi nhớ về bà.
– Bếp lửa gắn bó với những kỷ niệm tuổi thơ, những ngày gian khó, nhọc nhằn nhưng được ở bên bà, một người bà hết lòng hy sinh, chịu thương chịu khó để lo lắng, yêu thương, chăm sóc cháu con. Vì thế nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và khi nhớ đến bà là người cháu nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa.
– Bếp lửa – ngọn lửa lả tinh yêu thương ấm nồng của bà; là niềm tin tường mạnh mẽ vào ngày mai tươi sáng mà bà muốn truyền cho con, cháu: “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”
– Thơ là tiếng lòng, là người thư kí trung thành của trái tim. Câu thơ như một phát hiện thú vị trong tâm hồn nhà thơ. Câu thơ mở đầu bằng từ cảm thán “Ôi” gắn liền với hai từ “kì lạ” và “thiêng liêng” rồi kết bằng hình ảnh “ bếp lửa”.
– Hình ảnh “bếp lửa” đã ghi dấu ấn kì lạ và có sức rung động những tình cảm thiêng liêng trong tâm hồn người nghệ sĩ. Đối với nhà thơ, “bếp lửa” gắn liền với hình ảnh người bà và những người thân yêu trong mái âm gia đình, gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ. Nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa.
– Dưới ngòi bút của Băng Việt, “bếp lửa” đã trở thành một hình tượng thơ gợi cảm, giàu sức biểu hiện. Qua đó, cảm xúc của tác già được bộ lộ kín đáo mà sâu sắc, tinh tế. Bếp lửa là tình bà ấm áp, bếp lửa là nguồn sống do tay bà chăm chút. Bếp lửa chứng kiến và đồng hành với những khó khăn gian khổ trong cuộc đời bà. Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị, thân thuộc chứa đựng sự kì diệu, thiêng liêng khó tả. Bếp lửa là hình ảnh biểu tượng của tình bà cháu. Bếp lửa là cội nguồn, là quê hương, đất nước.
3. Tình cảm kính yêu của cháu đối với bà.
– Đứa cháu bé bỏng năm xưa giờ đã trưởng thành nhưng vẫn luôn nhớ về bà, nhớ về bếp lửa hồng của mái ấm gia đình: Bà tàn tảo sớm hôm, yêu thương, lo lắng, chăm sóc, dạy bảo… cháu thơ nên người. Cháu kính yêu, trân trọng, biết ơn bà, luôn nhớ đến bà, làm theo lời bà dạy, sống xứng đáng với gia đình, với quê hương, đất nước. Tình cảm ấy thật thiết tha, nồng nàn, sâu đậm. Người cháu luôn ghi chặt trong lòng; một tình cảm thiêng liêng, cao cả.
– Hình ảnh “ngọn khói trăm tàu”, “ lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả” gợi ra một khung cảnh mới mẻ, rộng lớn. Tầm hiểu biết vả những niềm vui luôn rộng mở theo bước đường đời cháu đang đi. Giờ đây, dù cháu đã khôn lớn, đã được chắp cánh bay xa, bay cao nhưng vẫn không bao giờ quên hình ảnh bếp lửa của bà, luôn trân trọng khắc ghi trong tim minh tấm lòng ấp iu đùm bọc của bà. Những điều đó đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu, nâng bước chân người cháu trong suốt chặng đường dài. Cháu yêu kính bà, gắn kết với quê hương đất nước. Bếp lửa đã trở thành điểm tựa, thành chỗ dựa tinh thẩn cho đứa cháu lúc xa quê.
- Kết bài:
Vợi ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, hình tượng thơ độc đáo, âm điệu thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng, đoạn thơ mang một ý nghĩa triết lí sâu sắc: Tất cả những kỉ niệm thân thiết của tuổi thơ đều có sức toả sáng, nuôi dưỡng tâm hồn ta, nâng bước chân ta trong suốt hành trình cuộc đời. Tình bà cháu là một trong những tinh cảm thiêng liêng của con người Việt Nam. Đoạn thơ đã có sức lay động lòng người, đều để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn chúng ta.
- Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Cảm nhận ý nghĩa bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
- Cảm nhận ý nghĩa hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Cảm nhận tình cảm thiêng liêng của người cháu dành cho người bà qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
- Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt biểu hiện một triết lý thầm kín: “Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”