Chí khí anh hùng
(Nguyễn Công Trứ)
(Ngữ văn 11, tập 1, Chân trời sáng tạo)
Nội dung chính: Bài thơ Chí khí anh hùng của Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ quan điểm chí nam nhi: là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương.
Câu 1: Giải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ. Theo bạn, cách thể hiện quan niệm ấy trong tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có gì khác nhau?
Trả lời:
– Quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ là: nam nhi sinh ra trên đời này đầu đội trời chân đạp đất, mang nợ tang bồng (nghĩa đen: giỏi việc cung bắn, nghĩa bóng: nuôi chí tung hoành trời đất bốn phương giúp vua việc nước, việc đời).
– Cách thể hiện quan niệm ấy qua tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có một số điểm khác nhau. Cụ thể:
+ 8 dòng thơ đầu: nam nhi phải đầu đội trời chân đạp đất. Hơn nữa phải có chí bốn phương, tung hoành ngang dọc bốn phương, phải có cho mình một nghề nghiệp hoặc tài nghệ, tấm lòng phải rạng rỡ, không được làm gì sai với lẽ đời, có vay có trả sòng phẳng. Đặc biệt, đã là thân trai trong xã hội thì không được dễ dàng nản lòng, thấy khó là lui mà cần kiên trì rèn luyện bản thân, gặp thời ắt sẽ thăng tiến.
+ 4 dòng tiếp theo: đường đời quân tử trải qua đôi khi có những biến động, thử thách bắt buộc phải đối mặt để vượt qua. Khi gặp loạn lạc, chuyện bất bình, người chí khí thì không ngại ra tay phân xử hợp tình hợp lí.
+ 3 dòng thơ cuối: Ở đây nhà thơ đã mượn hình ảnh ẩn dụ để ý nói thi đỗ và sẽ lập được công danh. Và khi đó có quyền được thảnh thơi vui sướng bầu bạn cùng rượu và ngắm nhìn trăng thanh gió mát, đó cũng chính là một cách để hưởng lạc.
Câu : Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm hứng ấy?
Trả lời:
– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là những quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ. Quan niệm này chính là nhân cách của nhà thơ. Nguyễn Công Trứ thực tế có công rất lớn trong việc di dân, lập ấp, khai khẩn đất hoang; đó là cách mà nhà thơ đã hiện thực hóa quan niệm của mình.
– Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng lớn trong việc thể hiện cảm hứng. Việc sử dụng đúng nơi, đúng chỗ những yếu tố đó giúp bài thơ toát lên âm hưởng mạnh mẽ, hùng tráng, mang sức trẻ khỏe như đấng nam nhi thực thụ. Tác phẩm vì thế trở nên lôi cuốn, khích lệ kẻ sĩ hăng hái lập công, khẳng định chí làm trai.
Câu 3. Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Bạn suy nghĩ thế nào về quan niệm trên?
Trả lời:
– Quan niệm không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể có và nuôi dưỡng “chí anh hùng” là quan niệm hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, để trở thành “anh hùng” của mọi người không phải ai cũng có thể giúp đỡ, bảo vệ mọi người xung quanh nhưng “anh hùng” của bản thân thì ai cũng có thể làm được. Việc sống có mục đích, sống để nuôi dưỡng “chí anh hùng” của bản thân là một lẽ sống ý nghĩa, lẽ sống ấy giúp con người ta sống tốt và hoàn thiện bản thân từ đó có thể phát triển bản thân thành con người có ích hơn cho xã hội.
Xem thêm: