Cảm nhận đoạn 2 bài thơ “Nói với con” (Y Phương)
I. Mở bài:
– Y Phương là một nhà thơ dân tộc Tày là một trong những nhà thơ có đóng góp lớn cho nền văn học với lối viết thơ mang tính chân thật, trong sáng, và giàu tư duy hình ảnh của người dân tộc miền núi.
– “Nói với con” là một trong những bài thơ tiêu biểu về tình cảm gia đình ca ngợi truyền thống của dân tộc, sức mạnh của quê hương dân tộc. Khổ thơ thứ hai nói về lòng tự hào dân tộc, truyền thống cao quý của quê hương đất nước và niềm mong ước thế hệ sau gìn giữ truyền thống.
II. Thân bài:
– “Người đồng mình”: người ở cùng quê hương, cùng miền quê cách gọi thân thiết của người dân tộc miền núi.
– “Thương” kết hợp với “lắm” thể hiện tình yêu thương, chia sẻ.
“Cao đo nổi buồn
Xa nuôi chí lớn”
– “Cao” và “xa” là khoảng cách khá lớn. Có nghĩa là những khó khăn thách thức của con người trong cuộc sống. Hai câu thơ ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa rằng hãy cố gắng hết mình trong cuộc sống vượt qua khó khăn, gian khổ, sự thất vọng luôn phấn đấu luôn cố gắng hơn để có một cuộc đời thật đầy đủ hạnh phúc
– “đá gặp ghềnh” và “thung nghèo đói” phép ẩn dụ cho tính khó khăn.
– “sống” và “không chê” chấp nhận vượt qua thử thách.
→ Hai câu thơ có nghĩa là dù có vứt vả khó khăn như thế nào thì người đồng mình vẫn luôn cố gắng vượt qua thể hiện ý chí mạnh mẽ không nhục chí, không chê bai mà vượt qua.
– Biện pháp so sánh “sống như sông như suối” sống lạc quan mạnh mẽ, coi mình là một phần của thiên nhiên chấp nhận những điều khó khăn để rèn luyện bản thân.
“lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
* Hy vọng tương lai sáng đẹp và luôn cố gắng, chịu khó từng ngày để cuộc sống cuối cùng được tốt đẹp:
– “Người đồng mình thô sơ da thịt”: Thật thà,chất phác, chịu khó. giản dị. Nói về bản chất của người đồng mình đã luôn chịu đựng vất vả.
– “Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”: Ý chí, cốt cách người đồng mình không “nhỏ bé” mà rất lớn.
→ “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” truyền thống làm nhà kê đá của người dân tộc miền núi. Ẩn dụ cho sự tự hào quê hương tự xây dựng nên truyền thống của dân tộc cũng như quê hương đất nước.
– “quê hương thì làm phong tục” phong tục tập quán là một nét riêng mỗi vùng miền, dân tộc đó là chỗ dựa tinh thần cho tất cả mọi người.
Những câu thơ trên là khẳng định mối quan hệ giữa người với xã hội mà người cha muốn nói với con mình,mỗi người là một mùa xuân. Mỗi người đều cống hiến cho xã hội để cùng nhau giúp đỡ lẫn nhau và đồng thời xây dựng tình cảm, ý chí.
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”
– “tuy thô sơ da thịt” và “không bao giờ nhỏ bé” khẳng định lại bản chất giản dị và thật thà của người đồng mình nêu cao phẩm chất.
– “lên đường” người con trưởng thành và rời xa quê hương đến với một tương lai sáng ngời, đến lúc chào tạm biệt.
– “nghe con” luôn nhắc con hãy ghi nhớ những gì cha dặn. Thật thiết tha và chứa đầy tình cảm cha con.
→ Qua việc ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình, người cha con mong muốn con mình khi sống xa nơi quê hương thì hãy luôn nhớ tới nguồn cội quê hương mà lấy làm động lực luôn cố gắng không sợ khó khăn. Lời dặn của người cha thật dễ hiểu, đơn giản nhưng lại chứa chang tình yêu thương và hy vọng rằng đứa con mình sẽ luôn cố gắng trong cuộc sống, giữ gìn bản sắc dân tộc. Thơ viết theo hướng tự sự, giọng điệu thơ lúc thiết tha bay bổng lúc nhè nhẹ và trang nghiêm. Hình ảnh thơ cụ thể khái quát sử dụng nhiều biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ,….
III. Kết bài:
– Khẳng định giá trị nội dung của đoạn 2 bài Nói với con. Nêu cảm nhận.