Phân tích chi tiết Diêm Vương xử kiện trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ
I. Mở bài:
– Nguyễn Dữ (?-?) sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Hải Dương. Ông nổi tiếng với thể loại truyện truyền kì. Ông là học trò ưng ý của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
– Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được rút ra từ tập truyện Truyền kì mạn lục – một “ thiên cổ kì bút” viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ngắn, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI.
– Chi tiết Diêm Vương xử kiện là chi tiết giàu ý nghĩa, thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí, vào chính nghĩa.
II. Thân bài:
– Hồn ma tên tướng giặc Minh giả mạo hoành hành, làm bao việc ác trong dân gian, đút lót cho các thần miếu lân cận nên được bao che. Ngô Tử Văn đốt đền. Hồn ma tướng giặc đóng giả làm Thổ Công đe dọa chàng không được, bèn kiện chàng xuống Minh ti. Ngô Tử Văn bị hai tên quỷ sứ đưa xuống đây, trước không gian gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương, chàng không hề sợ hãi. tướng giặc bị bỏ vào ngục Cửu U, Tử Văn chiến thắng và sau đó trở thành quan phán sự đền Tản Viên.
– Ngô Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất dưới Minh ty:
+ Quang cảnh nơi âm phủ: Tòa nhà lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng. Sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có mấy vạn quỷ Dạ Xoa, mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác.
⇒ Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên không hề khiếp sợ trước cảnh tượng rùng rợn. Vẫn một mực kêu oan, đòi được phán xét minh bạch, công khai .
+ Thái độ và lời lẽ của tướng giặc: Tỏ vẻ khúm núm, bị oan ức, đáng được bênh vực. Ra vẻ nhún nhường để khép thêm cho Tử Văn tội ngoan cố. Cố tỏ ra rộng lượng, xin Diêm Vương tha cho Ngô Tử Văn để thể hiện đức hiếu sinh.
⇒ Hắn tự lật tẩy bản chất xảo trá, tạo sự sơ hở để Diêm Vương nghi ngờ, quyết tâm làm rõ sự thật. Hắn bị trừng trị thích đáng. Đây chính là mong muốn diệt từ tận gốc sự tàn ác, tà gian của quân cướp nước.
+ Ý nghĩa của việc Diêm Vương xử Tử Văn thắng kiện: Niềm tin vào công lí: chính sẽ thắng tà, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa. Vạch trần bộ mặt gian tà, quan liêu, tham nhũng của bọn quan lại đương thời. Đẩy xung đột, kịch tính truyện lên cao trào để nhân vật chính có dịp bộc lộ phẩm chất của mình: bản lĩnh, khí phách, kiên quyết chống lại cái ác.
– Ngô Tử Văn nhận chức phán sự:
+ Bằng sự cương trực và dũng cảm, Ngô Tử Văn đã đấu tranh đến cùng cho chính nghĩa và anh đã chiến thắng. Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự.
* Ý nghĩa
+ Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho người dân.
+ Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn bạo, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh dự cho Thổ thần nước Việt.
+ Thể hiện niềm tin vào công lí: cái thiện sẽ thắng cái ác, cái chính nghĩa sẽ chiến thắng gian tà.
– Đánh giá đặc sắc nghệ thuật:
+ Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
+ Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
+ Cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn.
+ Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.
III. Kết bài:
– Ca ngợi Ngô Tử Văn là con người khảng khái, cương trực và dũng cảm dám đấu tranh chống lại cái ác, giành lấy chính nghĩa cho người dân. Đây là điều rất đáng trân trọng ở nhân vật này.
– Thể hiện niềm tin bất diệt vào công lí: cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, chính nghĩa sẽ chiến thắng gian tà.
– Nêu cảm nhận của bản thân (liên hệ, mở rộng).