Dàn bài phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ

dan-bai-phan-tich-doan-trich-tuc-nuoc-vo-bo

Dàn bài phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ

  • Mở bài:

– Giới thiệu vài nét về tác giả: Ngô Tất tố (1893 – 1954) quê Lộc Hà, Từ Sơn, Bắc Ninh. Xuất thân nhà nho, hiểu biết khá sâu rộng về Hán học. Ông viết báo, viết văn, nổi tiếng với tác phẩm tắt đèn. Được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945.

– Tiểu thuyết Tắt đèn phản ánh sinh động nỗi khổ của nông dân Việt Nam dưới ách áp bức bóc lột của chính quyền thực dân, phong kiến.

– Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được trích từ chương XVIII của tác phẩm.

  • Thân bài:

– Nội dung đoạn trích kể về hoàn cảnh bần cùng, điêu đứng của gia đình chị Dậu trong mùa thu thuế. Sau khi bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng ra khỏi cảnh gông cùm, chị Dậu tất bật chăm lo cho anh Dậu. Bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại ập đến định bắt trói anh một lần nữa vì nhà anh chưa đóng suất sưu của người em trai đã chết. Chị Dậu van xin hết lời nhưng bọn chúng vẫn không buông tha. Không thể chịu đựng được hơn được nữa, chị Dậu đã vùng lên đánh lại chúng để bảo vệ chồng.

Diễn biến tâm trạng của chị Dậu.

– Lúc đầu chị sợ hãi, năn nỉ, cầu xin chúng rủ lòng thương hại. Vị thế của chị là kẻ dưới nên thái độ nhũn nhặn, hạ mình: Cháu van ông, cháu xin ông…

– Sau đó chị thẳng thừng cự lại bằng lí lẽ, nâng vị thế của mình lên ngang hàng với bọn người áp bức: Chồng tôi đau ốm, ông kkông được phép hành hạ.

– Cuối cùng chị giận dữ, thách thức và trừng trị thích đáng kẻ ác. Nâng vị thế lên cao hơn hẳn đối phương : Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem! Một lúc đánh bại hai đối thủ.

Nhận xét:

– Hành dộng phản kháng dữ dội của chị Dậu chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh; tức nước vỡ bờ.

– Tuy vậy, đây chỉ là hành động bột phát chứ chưa phải là hành động của người đẫ được giác ngộ cách mạng.

– Đoạn trích ca ngợi chị Dậu, một phụ nữ nông dân đảm đang, yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh và có tinh thần quật cường trước cái xấu, cái ác.

  • Kết bài:

Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay, tiêu biểu cho bút pháp tả thực của Ngô Tất Tố. Nhà văn đã dành cho nhân vật chị Dậu tình cảm yêu thương, trân trọng.

– Bút pháp miêu tả sinh động đã hoàn thiện hình tượng người phụ nữ nông dân Việt Nam đẹp người, đẹp nết.

– Đoạn văn làm rung động tâm hồn người đọc hơn nửa thế kỷ qua.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.