»» Nội dung bài viết:
Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
- Mở bài:
Nguyễn Trung Thành là nhà văn tiêu biểu của nền văn học thế kỉ XX. Rừng xà nu là một tác phẩm thành công của Nguyễn Trung Thành, được viết trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ ác liệt. Nổi bật trong Rừng xà nu là hình tượng nhân vật Tnú. Tnú được xây dựng bằng bút pháp lý tưởng hóa đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Thân bài:
Phẩm chất, tính cách của người anh hùng Tnú.
Hình tượng nhân vật Tnú trong Rùng xà nu được nhà văn khắc họa bằng hồi tưởng của mình và bằng lời kể giọng trầm bên bếp lửa của cụ Mết theo lối kể Khan “chuyện đời người đc kể trong một đêm”, ca ngợi phẩm chất anh hùng của người anh hùng bộ tộc. Nhờ lối trần thuật ấy Tnú hiện lên với sự kết tinh vẻ đẹp của một con người ưu tú của buôn làng có những nét tính cách độc đáo giàu chất sử thi.
– Tnú là người gan góc, cứng cỏi, táo bạo và dũng cảm:
+ Cha mẹ của Tnú mất sớm nên Tnú được dân làng cưu mang, nuôi dưỡng. Tnú chính là người con của dân làng Xôman – đứa con của nhân dân.
+ Dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quả cảm như các anh Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính…
+ Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù, chặt đầu những người đi nuôi cán bộ “chúng treo cổ anh Xút lên gốc cây vả đầu làng; chặt đầu bà Nhan buộc tóc treo đầu súng”.
+ Vượt qua nỗi sợ hãi Tnú đã cùng với Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết, một cán bộ trung kiên của Đảng. Đây là một công việc vô cùng khó khăn và đầy nguy hiểm nhưng Mai và Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô man mãi tự hào “Năm năm chưa hề có cán bộ nào bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng làng này”.
– Tnú còn là một người có phẩm chất chính trực, trong sáng, trung thực, thẳng thắn như cây Xà Nu.
+ Tnú quyết tâm học cho được cái chữ Cụ Hồ để trở thành cán bộ giỏi thay anh Quyết, nếu không may anh Quyết bị hy sinh. Dù khó khăn, Tnú cũng quyết học cho được. Đây chính là một phẩm chất đáng quý để sau này Tnú trở thành một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
+ Khi bị bắt: giặc tra tấn tàn bạo, lưng ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng vẫn gan góc, trung thành với dân làng và cách mạng. Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách. Khi vượt ngục trở lại làng: đã là chàng trai hoàn hảo (cường tráng, hạnh phúc bên vợ con)
– Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc: sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: của bản thân, của gia đình, của buôn làng.
+ Khi Mai bị giặc hành hạ, Tnú đã không kìm chế nổi, anh lao ra như một con thú lòng đầy căm hận.
+ Căm thù đau nhói trong tim và bừng cháy trong hai con mắt – một chi tiết thật dữ dội. Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa!
+ Đó không chỉ là bi kịch của Tnú mà còn là bi kịch của dân làng Xô Man bởi trong tay họ không có vũ khí, họ chỉ là hai bàn tay không. Có lẽ chính vì vậy mà ở giữa câu chuyện về cuộc đời Tnú, ông cụ Mết đã dừng câu chuyện lại và nhắc đi nhắc lại đến bốn lần câu nói “Tnú không cứu sống được mẹ con Mai”. Chỉ vì Tnú chỉ có hai bàn tay không. Rồi ông cụ cất cao giọng sấm truyền một chân lý rực lửa “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
* Nhận xét:
– Tnú có những tính cách nổi bật, vừa là đặc điểm riêng, vừa là tính cách tiêu biểu cho con người Tây Nguyên: Con người gan góc, trung thực, dũng cảm; tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng; tình yêu thương và lòng căm thù hết sức sâu nặng. Ta còn bắt gặp một Tnu’ với những tình cảm hết sức đời thường: gắn bó với quê hương, gia đình, yêu thương vợ con hết mực.
– Miêu tả nhân vật Tnú, tác giả chú ý tới ngôn ngữ mang màu sắc lời ăn tiếng nói của con người Tây Nguyên, ngôn ngữ đối thoại bộc trực, thẳng thắn và những hành động dứt khoát, quyết liệt, mạnh mẽ để làm nổi bật tính cách một chàng trai Tây Nguyên. Nhân vật Tnú là một bước tiến mới trong sự nhận thức và biểu hiện những phẩm chất của một người anh hùng lí tưởng. Cuộc đời bi tráng của Tnú là sự minh chứng cho chân lí của thời đại đánh Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
Số phận đau thương và tinh thần quật khởi của Tnú:
* Tnú và bi kịch gia đình, bi kịch cá nhân.
+ Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc theo lời anh Quyết dặn trong thư trước khi anh Quyết hi sinh. Trong mắt của bọn thằng Dục, Tnú là “con cọp” của núi rừng Tây Nguyên chỉ “nay mai là làm loạn núi rừng này rồi”.
+ Trong lòng nhân dân Xô-man, Tnú là linh hồn của cuộc kháng chiến. Và Mai, người bạn từ thuở thiếu thời, đã cùng Tnú trưởng thành qua năm tháng đầy thử thách khốc liệt của chiến tranh nay đã là vợ của Tnú. Đứa con trai kháu khỉnh vừa đầy tháng là hoa trái đầu mùa của mối tình thơ mộng và thủy chung ấy.
+ Hạnh phúc gia đình lứa đôi của Tnú đang đẹp như ánh trăng rằm lung linh tỏa sáng cả núi rừng Tây Nguyên. Thì kẻ thù tàn bạo đã đập vỡ tổ ấm yên vui của Tnú và gieo rắc tang thương cho dân làng Xô Man “Chúng nó đóng lại trong làng bốn đêm. Ngọn roi của chúng không từ một ai. Tiếng kêu khóc dậy cả làng”.
+ Độc ác hơn chúng đã giết vợ con Tnú bằng trận mưa roi sắt, hòng uy hiếp tinh thần Cách mạng của anh, người cầm đầu, linh hồn của cuộc nổi dậy. Đoạn văn diễn tả sự bất lực của Tnú trước cái chết của vợ con thật bi thương tràn đầy xúc cảm và ấn tượng “Tnú đã bỏ gốc cây của anh. Đó là một cây vả. Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy… bụng anh như có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”.
+ Căm thù đau nhói trong tim và bừng cháy trong hai con mắt – một chi tiết thật dữ dội. Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa!
+ Đó không chỉ là bi kịch của Tnú mà còn là bi kịch của dân làng Xô Man bởi trong tay họ không có vũ khí, họ chỉ là hai bàn tay không. Có lẽ chính vì vậy mà ở giữa câu chuyện về cuộc đời Tnú, ông cụ Mết đã dừng câu chuyện lại và nhắc đi nhắc lại đến bốn lần câu nói “Tnú không cứu sống được mẹ con Mai”. Chỉ vì Tnú chỉ có hai bàn tay không. Rồi ông cụ cất cao giọng sấm truyền một chân lý rực lửa “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
+ Tnú bị bắt, bị trói. Vợ và con chết cả rồi nhưng Tnú không khóc. Anh ghìm nén nỗi đau, cố gắng vượt qua bi kịch cá nhân để tiếp tục sống và chiến đấu. Trước cái chết cận kề, Tnú không hề run sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản. Anh nghĩ “Đứa con chết rồi. Mai chắc cũng chết rồi,Tnú cũng sắp chết”. Nhưng Tnú không sợ, điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là “rồi khi có lệnh của Đảng cho đánh ai sẽ lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc?… chỉ tiếc cho Tnú không sống được tới ngày cầm vũ khí đứng dậy với dân làng”. Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa, Tnú đã đặt cái chung, cái nhiệm vụ lên trên bi kịch của mình. Đó là thái độ biến đau thương thành hành động.
– Bị kẻ thù tra tấn tàn bạo nhưng bản lĩnh của người cộng sản trong Tnú lại rất kiên cường, vững chãi: Để uy hiếp tinh thần cách mạng của dân làng Xô-man và uy hiếp tinh thần của Tnú. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của anh. Chúng định dùng lửa để thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô-man. Nhưng chúng đã nhầm. Chính ngọn lửa trên mười đầu ngón tay của Tnú đã thắp lên ngọn lửa đồng khởi, ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man.
* Tnú và dân làng Xô-man quật khởi, đứng dậy cầm vũ khí:
+ Trong đêm Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay, dân làng đã nổi dậy “ào ào rung động”, cứu được Tnú, tiêu diệt bọn ác ôn. Tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: “Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!” Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyện một thời, một nước.
+ Bàn tay của Tnú được chữa lành, anh vào lực lượng, tiếp tục chống giặc.
+ Lớp cán bộ mới trưởng thành: Dít, thằng bé Heng. Đó là lực lượng kế tục việc chiến đấu của cha ông.
– Tnú vượt qua bi kịch cá nhân, trở thành người chiến sĩ, người cán bộ có tinh thần kỷ luật cao. Từ đây cả dân làng Xô-man vùng dậy cầm lấy giáo mác… làm vũ khí chống lại súng đạn tối tân tàn bạo của Mỹ – Ngụy. Và chặng đường cầm vũ khí của Tnú được nối tiếp bằng việc “đi lực lượng”. Tnú đã vượt qua mọi đau thương và bi kịch cá nhân, tham gia lực lượng giải phóng quân để quét sạch tất cả những thằng Dục, kẻ thù không đội trời chung với vợ con anh còn tồn tại trên đất nước Việt Nam này.
→ Tính cách, cuộc đời và số phận của Tnú tiêu biểu cho nhân dân Tây Nguyên thời chống Mĩ, là sáng ngời chân lí: chỉ có cầm vũ khí đứng lên là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ những gì là thiêng liêng nhất, và mọi thứ sẽ thay đổi.
Đánh giá chung:
– Nghệ thuật: ngôn ngữ sử thi hào hùng kết hợp với chất lãng mạn say mê. Cách dựng truyện, tạo bối cảnh phù hợp. Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm. Nhân vật được tạo dựng bằng bút pháp sử thi. Tnú là nhân vật anh hùng, nhân vật đó còn sống, lại hiện diện trong từng lời kể của cụ Mết, đang hiện diện trước mắt dân làng. Vì thế tính chân thực càng cao, càng hào sảng.
– Liên hệ, mở rộng vấn đề: So sánh với hình tượng nhân vật trong một số tác phẩm cùng thời để thấy được nét độc đáo và khám phá, phát hiện mới mẻ cũng như đóng góp của nhà van Nguyễn Trung Thành.
- Kết bài:
– Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc họa được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đậm dòng máu, tính cách của người dân Tây Nguyên. Qua hình tượng nhân vật Tnú trong Rừng xà nu, tác giả còn gợi ra số phân và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng. Nguyễn Trung Thành đã giúp người đọc thêm hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên với biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý.
Tham khảo:
Nhân vật Tnú trong Rừng xà nu
- Mở bài:
Truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một bản anh hùng ca mang đậm chất sử thi về thiên nhiên và con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cùng với hình tượng cây xà nu, tác phẩm đã khắc họa được nhiều nhân vật đại diện cho số phận của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên sống chết gắn bó với nhau. Họ được miêu tả bằng nhiều chi tiết đẹp đẽ, bằng một giọng vãn say mê, trang trọng mang giọng điệu sử thi giàu chất thơ và hùng tráng. Nổi bật trong số những nhân vật ấy là Tnú, người được coi là nhân vật trung tâm trong câu chuyện về buôn làng Xô-man.
- Thân bài:
Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật Tnú.
+ Hoàn cảnh lịch sử: Vào những năm 1955 – 1959, dưới ách thống trị và sự đàn áp dã man của Mĩ – Diệm, nhân dân ta ở miền Nam phải sống trong một bầu không khí dữ dội, nghẹt thở. Tuy nhiên, sự khủng bố, những tội ác của kẻ thù đã khiêh nhân dân miền Nam, theo tiếng gọi cứu nước dân của cách mạng, đã vùng đứng lên đồng khởi. Rừng xà nu là một trong những tác phẩm xuất sắc đã tái hiện lại một cách sinh động hiện thực đau thương nhưng hào hùng ấy.
+ Chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Rừng xà nu thể hiện khá rõ qua câu nói thiết tha mà hùng tráng của cụ Mết với dân làng giữa đại ngàn Tây Nguyên, thiêng liêng như một lời phán truyền của lịch sử: “Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy: Sau này tao chết rồi, bây còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”. Có thể coi đây là cảm hứng của tác giả, là tư tựởng xuyên suốt tác phẩm, cũng là chân lí của thời đại chống Mĩ cứu nước: ơ đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh, con đường sống duy nhất của dân tộc Việt Nam lúc ấy là phải dùng vũ lực cách mạng để chống lại bạo lực của các thế lực phản cách mạng. Tư tưởng chủ đạo trên đã được thể hiện qua sự hòa quyện hai cuộc đời: làng Xô-man và Tnú, hai cuộc đời đi từ bóng tối của sự khủng bố của giặc ra ánh sáng của những ngày cầm súng chống lại kẻ thù và chiến thắng chúng. Chủ đề trên đã chi phôi toàn diện đến hệ thống hình tượng ở Rừng xà nu, trong đó có hình tượng rừng xà nu mà ta đã đề cập tới ở trên…
+ Mối quan hệ của chủ đề tư tưởng với hệ thống hình tượng nhân vật trong Rừng xà nu (…).
Trong mối quan hệ này, nhân vật Tnú chính là kiểu nhân vật tư tưởng. Nhân vật Tnú có đời tư (có số phận cá nhân, có gia đình, vợ con) nhưng tác giả đã không quan sát nhân vật từ cái nhìn ấy mà lại đặt vấn đề cao nhất là vận mệnh của cả cộng đồng. Có lẽ vì thế mà câu chuyện mới được mở đầu bằng thời điểm hiện tại “Ba năm đi lực lượng bữa nay Tnú mới có dịp về thăm làng. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn dẫn anh về”. Tnú thấy buôn làng của mình đã thay đoi rat nhiều so với ngày anh ra đi. Bé Heng đã lớn và trở thành liên lạc cho du kích, cô Dít đã thành bí thư chi bộ luêm chính trị viên xã hội, khắp nơi dày đặc hố chông chuẩn bị chiến đầu sẵn sàng tiêũ diệt kẻ thù. Sự lựa chọn thời điểm mở đầu câu chuyện như vậy là thích hợp, bởi vì tất cả phải cho hôm nay và vì cuộc chiến đấu sắp tới. Tiếp đó, bèn đống lửa nhà ưng, cụ Mết đã kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú để “mừng nó về thăm làng”, truyền lại tư tưởng anh hùng bất khuất cho cộng đồng. Chính vì vậy mà cụ Mết đã mở đầu bằng những lời dặn dò: “Ngừời Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng nghe, mà nhớ”.
Tnú là loại nhân vật tư tưởng, Tnú mang những đặc điểm tiêu biểu của cộng đồng:
+ Tnú yêu buôn làng Xô-man, yêu rừng xà nu trên những ngọn đồi gần con nước lớn. Khi trở về bên tai anh vang lên những tiếng chày quen thuộc, thân thiết, tiếng chày gợi anh nhớ tới mẹ, tới Mai, Dít, tới nhịp điệu cuộc sống của buôn làng; lúc nào trong tâm tưởng anh cũng thấy hình ảnh rừng xà nu: “nối tiếp đến chân trời”. Tnú gắn bó với dân làng, yêu mến và kính trọng cụ Mết, một con người tiêu biểu cho sức mạnh quật khởi của dân làng; vì thế anh vui mừng khi thấy qua bao nhiêu gian khổ hi sinh ông cụ vẫn vững vàng như một “cây xà nu”. Tnú đã có và giữ mãi trong lòng mình những kỉ niệm đẹp đẽ với Mai trong thời thơ ấu, có những ngày hạnh phúc bên người vợ hiền và những đứa con thơ…
+ Nhưng cuộc đời Tnú cũng có những kỉ niệm buồn, những nỗi đau nhức nhối do bàn tay độc ác của kẻ thù gây ra.
– Không phải ngẫu nhiên khi kể chuyện Tnú hồi nhỏ đi làm liên lạc bị giặc bắt, tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần về những vết dao chém trên tấm lưng của một đứa bé bề ngang chưa bằng chiều rộng của cái xà lết mẹ để lại. Chi tiết này không chỉ mang ý nghĩa tố cáo tội ác của quân thù mà còn nhằm khắc họa mối căm thù giặc nảy sinh trong anh rất sớm.
– Khi lớn lên Tnú vừa có hạnh phúc gia đình thì hạnh phúc ấy đã bị chà đạp phũ phàng: cả vợ và con anh đều bị bọn giặc dùng gậy sắt đập chết ngay trước mắt anh mà anh không làm gì được. Những chi tiết thể hiện lòng căm thù của Tnú gây ấn tượng sâu sắc: “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay… anh chồm dậy. Hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Tnú xông ra cứu vợ con. Anh bị giặc bắt rồi dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười ngón tay: “Anh không nghe lửa cháy trên đầu mữời ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lòng ngực, cháy ở bụng”. Tới đây, tác giả lại mượn lời cụ Mết mà suy ngẫm, mà nhấn mạnh vào chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nếu chỉ có lòng cẳm thù, Tnú cũng không thể “cứu được vợ được con. Nhớ không Tnú, mày không cứu sống được vợ con mày; Tao cũng không nhảy ra cứu mày. Tao cũng chỉ có hai bàn tay không”. Ý nghĩa triết lí của câu nói là: ta sẽ không cứu được bản thân mình và không cứu được ai nếu ta chỉ có hai bàn tay không trong khi kẻ thù đã cầm súng. Muốn thắng chúng, chỉ còn một con đường, đồng lòng cầm lấy vũ khí, lấy sức mạnh của cách mạng mà chống lại sức mạnh của quân thù.
+ Với tình yêu thương, lòng căm thù và sự giác ngộ chân lí như thế, hành động Tnú đến với cách mạng là tất yếu. Ngay từ nhỏ, Tnú đã giác ngộ và tự nguyện làm liên lạc cho cán bộ cách mạng. Do ý thức phải có văn hóa, có nhận thức sâu sắc mới làm tốt được công tác cách mạng giao cho, Tnú đã quyết tâm học từng chữ anh Quyết dạy, hơn nữa, Tnú luôn ghi nhớ lời anh Quyết: “Sau này, nếu Mĩ – Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay anh. Không học chữ làm sao làm được cán bộ giỏi”. Dù bị kẻ thù đe dọa và khủng bố dã man (treo cổ, chặt đầu những người nuôi cán bộ cách mạng), Tnú vẫn cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết. Khi học chữ thua Mai, Tnú tự trừng phạt tội quên chữ của mình bằng cách cầm một hòn đá đập vào đầu, máu chảy ròng ròng. Khi Tnú bị bọn giặc bắt và tra tấn, cụ Mết nói: “Tnú đừng làm xấu hổ làng Xô-man”. Tnú chỉ trả lời bằng một cái nhìn im lặng; bọn giặc cởi trói để Tnú chỉ chỗ người cộng sản Tnú đật tay lên bụng nói: “ơ đây này!”-, và trên lưng Tnú lại nhận thêm những vết dao chém cua kẻ thù.
+ Tnú đã vượt lên biết bao đau thương, mất mát của cá nhân mình: vợ con bị giặc giết, bản thân bị giặc tra tấn, đốt cháy mười ngón tay… để gia nhập lực lượng quân giải phóng, quyết tâm chiến đấu tiêu diệt giặc để trả thù cho những người thân, cho buôn làng Xô-man. Đôi bàn tay Tnú mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm nói lên khá nhiều nét tính cách của anh trong cuộc sống bình thường cũng như trong chiến đấu:
– Bàn tay của Tnú khi còn lành lặn là bàn tay của người lao động chất phác, trung thực, tình nghĩa: Bàn tay chú bé Tnú dắt tay cô bé Mai lên rẫy trồng tỉa, bàn tay xách cái xà lết giấu vài lon gạo đi nuôi cán bộ trong rừng sâu; bàn tay cầm đá trắng làm phấn viết chữ anh Quyết dạy lên tấm bảng nứa hun khói xà nu, bàn tay tự trừng phạt mình về tội quên chữ; bàn tay mà Mai cầm lấy khi Tnú vừa trốn khỏi ngục Kon Tum trở về, vừa cầm vừa “ứa nước mắt khóc, không phải như một dứa trẻ nữa, mà như một người con gái lớn, vừa xấu hổ, vừa thương yếu”.
– Bàn tay của Tnú bị giặc đốt cháy mười ngón tay và bàn tay của người chiến sĩ gan góc dũng cảm, của ý chí chiến đấu và quyết tâm trả thù. Bàn tay chịu đựng mọi đau đớn, bàn tay đã làm bùng nổ cuộc nổi dậy của dân làng Xô-man “bàn tay bị cụt mỗi ngón còn hai đốt vẫn bắn súng được”-, bàn tay cầm vũ khí đi tiêu diệt bọn ác ồn, bằng đôi bàn tay đầy hận thù ấy, Tnú đã giết chết tên chỉ huy đồn địch ngay trong hầm ngầm cố thủ của nó, trong ánh đèn pin soi vào mặt nó để nó nhìn rõ bàn tay trừng phạt đang xiết vào cổ họng thằng Dục (đối với Tnú chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục).
+ Cũng có thể nói thêm, Tnú là người chiến sĩ có tính kỉ luật rất cao: dù nhớ nhà, nhớ buôn làng nhưng chỉ được cấp trên cho phép anh mới về và chỉ về đúng một đêm như qui định của tờ giấy phép…
Tóm lại, Tnú là nhân vật tiêu biểu cho những đặc điểm phẩm chất của cộng đồng người Tây Nguyên sống tự do phóng khoáng, gắn bó với thiên nhiên, chất phác, trung thực, gan góc, dũng cảm, kiên quyết thực hiện bằng được những điều mà họ đã gắn bó, tin tưởng, tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ…
Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật:
+ Khắc họa nhân vật qua lời kể của tác giả, qua lời kể của nhân vật trong truyện;
– Hai lời kể theo trình tự thời gian (Tnú về thăm làng – ra đi; cụ Mết: Cuộc đời Tnú từ nhỏ cho đến lúc anh đi lực lượng).
– Các chi tiết trong hai lời kể (dù nói về hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của nhân vật Tnú) đều chiếu ứng với hình ảnh cây xà nu trong rừng xà nu…
Tác dụng nghệ thuật: Nhấn mạnh vào sự tiếp nối của truyền thống, ý nghĩa điển hình của nhân vật, còn để cùng một lúc xây dựng được hai hệ thống hình tượng cùng làm nổi bật chủ đề.
+ Đặt nhân vật trong những tình huống mang tính quyết liệt đột ngột, trong hai câu chuyện đan cài vào nhau, trong các mối quan hệ với các nhân vật khác:
– Mở đầu: làng trong tầm đại bác của giặc.
– Câu chuyện cụ Mết kể về cuộc đấu tranh quật khởi của dân làng trong một đêm sôi sục giữa rùng, điểm tiếng đại bác của quân thù (giọng điệu sử thi).
– Tnú bị giặc phục kích, bị bắt rồi vượt ngục.
– Hai mẹ con Mai bị bắt, bị đánh đến chết.
– Tnú bị bắt, bị giặc đốt mười đầu ngón tay nhằm ngăn anh cầm súng.
Tác dụng nghệ thuật: Bộc lộ tính cách của nhân vật (…)
- Kết bài:
+ Bi kịch của cuộc đời Tnú không phải là bi kịch cá nhân, vì nhiều người trong buôn làng Xô-man cũng chịu bao đau thương mất mát như Tnú. Những nét phẩm chất của anh được đúc kết từ những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng người Tây Nguyên thủy chung, gan góc, trung thành với lí tưởng. Con đường mà Tnú đã đi cũng là con đường tất yếu của cả dân tộc trong thời đại đấu tranh giải phóng đất nước dưới sự lanh đạo của Đảng. Có thể coi nhân vật Tnú chính là sự nối tiếp và phát triển ở một tầm cao mới hình ảnh anh Núp trong tiểu thuyết Đất nước dứng lên nổi tiếng.
+ Nêu tác dụng của nhân vật trong cuộc sống, nêu cảm nghĩ của cá nhân về nhân vật điển hình của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
- Mở bài:
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhà văn Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành đã sống, gắn bó và chiến đấu ở mảnh đất Tây Nguyên. Truyện ngắn “Rừng xà nu” của ông là một truyện ngắn xuất sắc của Văn học Việt Nam thời chống Mỹ. Tác phẩm là bản hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên đồng thời là bài ca hùng tráng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng Cách Mạng Việt Nam trong chiến đấu. Nhà văn đã khắc họa thành công chân dung những người anh hùng của vùng đất Tây Nguyên rộng lớn. Trong số họ, tiêu biểu nhất là Tnú – một chàng trai ưu tú, một cây xà nu đẹp nhất, dũng cảm nhất trong đại ngàn xà nu Tây Nguyên.
- Thân bài:
Nguyễn Trung Thành đã dành phần lớn chiều dài tác phẩm để ghi lại lời kể chuyện của người già làng bên bếp lửa. Trong cái đêm đầm ấm ấy, câu chuyện chỉ kể chủ yếu về cuộc đời của người anh hùng Tnú. Nhân vật Tnú hiện lên qua lời kể trìu mến, thương yêu của cụ Mết, qua sự ngưỡng mộ, khâm phục của dân làng. Anh chính là người con ưu tú nhất của Xô man anh hùng. Cuộc đời của Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giải phóng của đồng bào Tây Nguyên.
1. Tnú là con người gan góc, táo bạo, dũng cảm và trung thành với cách mạng:
* Khi còn nhỏ:
Mặc cho giặc khủng bố, tàn sát dã man “treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, “chặt đầu bà Nhan cột tóc treo đầu súng”, Tnú vẫn đi nuôi cán bộ hăng hái nhất. Thậm chí, có đêm Tnú ngủ luôn ngoài rừng vì sợ “giặc lùng, không ai dẫn cán bộ chạy”. Tuổi nhỏ nhưng Tnú đã thể hiện tinh thần cách mạng rất cao, ý chí kiên cường bộc lộ rất rõ. Những khi đi liên lạc cho anh Quyết, Tnú thường phán đoán tình hình, nếu giặc vây các ngả đường thì xé rừng mà đi, qua sông lựa chỗ thác mạnh mà bơi, “vì chỗ nước êm thằng Mỹ hay phục”. Một lần đến sông Đắc Năng, bị địch phục kích, Tnú nuốt thư vào bụng. Tnú làm việc một cách linh hoạt, nhạy bén, thông minh với tinh thần trách nhiệm rất cao.
Bị địch bắt, bị tra tấn, Tnú vẫn không khai nơi chỗ ở của cách mạng, dũng cảm đặt tay lên bụng và nói “Cộng sản ở đây này”, để rồi lưng anh hằn thêm những vết dao chém của kẻ thù. Học chữ thua Mai, Tnú lấy đá đập vào đầu, một hành động chất phác, thật thà, nhưng thể hiện ý chí, quyết tâm: phải học để sau này làm cách mạng giỏi.
* Khi lớn lên:
Chứng kiến cảnh vợ con bị những trận mưa roi sắt của kẻ thù, Tnú một mình xông ra khi trong tay không có vũ khí.
Giặc tẩm nhựa xà nu vào mười đầu ngón tay anh và đốt, đau đớn tột cùng nhưng Tnú quyết không hề kêu, cắn răng chịu đựng. Anh tự động viên mình: “Không, Tnú sẽ không kêu! Không.” Tiếng thét ấy là lời hiệu triệu chiến đấu.
Mười ngón tay mỗi ngón chỉ còn hai đốt nhưng bàn tay tàn tật đó vẫn cầm súng tham gia lực lượng Giải phóng quân để trả thù nhà, bảo vệ bản làng, bảo vệ đất nước. Những ngón tay bị cụt đầy hận thù ấy vẫn bóp cổ đến chết tên chỉ huy đồn giặc
2. Tnú là một thanh niên giàu lòng yêu thương, có tính kỷ luật cao:
– Yêu bản làng, yêu quê hương đất nước:
Ngày về phép, từ xa nghe tiếng chày giã gạo, lòng anh xao xuyến bồi hồi “cố giữ bình tĩnh, nhưng ngực anh vẫn đập liên hồi, chân vấp mãi mấy cái rễ cây ở chỗ ngả quẹo vào làng”. Anh nhớ đến mẹ, Mai, Dít, những cô gái Strá… một đời tần tảo của quê anh.
– Yêu thương vợ con:
Vô cùng đau đớn trước cảnh vợ con bị tra tấn dã man: Anh bứt đứt hàng chục trái vả mà không hề hay biết, trong lòng anh là nỗi căm thù sôi sục “ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Ba năm xa làng, gặp Dít anh ngỡ như trông thấy Mai của ngày nào bất chợt anh nghe một luồng lạnh rân rân ở mặt và ở ngực.
* Đánh giá:
– Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm được xây dựng bằng bút pháp sử thi mang đậm cảm hứng lãng mạn. Tnú là cây xà nu mà đạn đại bác của giặc không thể giết nổi.
– Bi kịch cuộc đời Tnú không chỉ là của riêng anh mà nó còn mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận đau thương của dân làng Xô man. Phẩm chất anh hùng của Tnú là biểu tượng cho sức sống quật cường, bất diệt của dân làng Xô man nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung.
- Kết bài:
Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công một hình tượng nhân vật Tnú anh hùng, gắn bó với một tập thể anh hùng vừa mang dấu ấn thời đại vừa đậm phong cách Tây Nguyên. Tnú xứng đáng là người anh hùng của dân làng Xô man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung. Anh đại diện cho cộng đồng, sống chết, gắn bó số phận với cộng đồng được ngợi ca bằng những hình ảnh giản dị nhưng đầy kiêu dũng, bằng giọng văn say mê hùng tráng.
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành