Đề đọc hiểu văn bản Trưa hè của Bàng Bá Lân

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

TRƯA HÈ

Dưới gốc đa già, trong vũng bóng,
Nằm mát, đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.
Ve ve rung cánh, ruồi say nắng;
Gà gáy trong thôn những tiếng dài.

Trời lơ cao vút không buông gió;
Đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng,
Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa;
Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng.

Quán cũ nằm lười trong sóng nắng,
Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu
Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm…
Đứng lặng trong mây một cánh diều.

Cành thưa, nắng tưới, chim không đứng;
Quả chín bâng khuâng rụng trước hè.
Vài cô về chợ buông quang thúng
Sửa lại vành khăn dưới bóng tre.

Thời gian dừng bước trên đồng vắng;
Lá ngập ngừng sa nhẹ lướt ao.
Như mơ đường khói lên trời nắng;
Trường học làng kia tiếng trống vào.

(Trưa hè – Bàng Bá Lân)

Câu 1: Nêu thể loại của bài thơ. Dấu hiệu nào giúp em nhận biết?

Câu 2: Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh đồng quê và cuộc sống yên bình trong buổi trưa hè.

Câu 3: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ trong câu thơ:

“Êm đềm sóng lụa trôi trên lúa;
Nhạc ngựa đường xa rắc tiếng đồng”.

Câu 4: Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ.

Câu 5: Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 6: Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Câu 7: Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc…)

Câu 8: Theo em, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua bài thơ này?

Câu 9: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm xúc của em về bài thơ.

* Hướng dẫn làm bài:

Câu 1:

Thể loại của bài thơ: thể thơ bảy chữ.

Dấu hiệu nhận biết: mỗi dòng thơ có bảy chữ.

Câu 2: Những từ ngữ thể hiện hình ảnh đồng quê và cuộc sống yên bình trong buổi trưa hè:

– Hình ảnh đồng quê êm ả: đàn trâu ngẫm nghĩ nhai dưới gốc đa già, trong vũng bóng; ve ve rung cánh, ruồi say nắng, gà gáy trong thôn, bầu trời cao vút không buông gió, đồng cỏ cào phô cánh lượt hồng; sóng lua êm đềm; nhạc ngựa đường xa, cánh diều đứng lặng trông mây,…

– Hình ảnh cuộc sống con người: quán cũ vắng khách, bà hảng thiu thiu ngủ, vài cô gái đi chợ về đứng dưới gốc tre, tiếng trống trường vang vọng,…

Câu 3:

Biện pháp tu từ: đảo ngữ:

Tác dụng: đưa từ “êm đềm” và “nhạc ngựa” lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh sóng lúa và âm thanh nhạc ngựa, làm tăng thêm vẻ vắng lặng, êm ả của buổi trưa hè, gây sự chú ý cho người đọc; thể hiện được niềm rung xảm của nhà thơ trước cảnh vật đồng quê buổi trưa hè.

Câu 4:

Cách gieo vần:

– Vần chủ đạo trong bài thơ là vần cách.

– Vần lưng: “Quán cũ nằm lười trong sóng nắng”

Cách ngắt nhịp:

– Nhịp chủ đạo: 4/3.

– Tác dụng: tạo tính nhạc chậm rãi, gợi lên không gian êm đềm, dìu dặt của buổi trưa hè vắng lặng.

Câu 5:

Mạch cảm xúc:

– Không gian đất trời yên ả.

– Cuộc sống đồng quê thanh bình, lặng lẽ.

Cảm hứng chủ đạo: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp tĩnh lặng, trong trẻo, yên bình giản dị nhưng vẫn tràn đầy sức sống của cảnh trưa hè nơi đồng quê thôn dã và tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

Câu 6:

Chủ đề bài thơ: Vẻ đẹp cuộc sống đồng quê Việt Nam trong buổi trưa hè.

Căn cứ xác định: nhan đề bài thơ,  hình ảnh thơ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang