de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-ngu-van-nlxh-le-phai-va-dieu-thien-nlvh-nhan-vat-nguoi-vo-nhat-trong-truyen-ngan-vo-nhat-cua-kim-lan

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN. NLXH: Lẽ phải và điều thiện. NLVH: Nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN NGỮ VĂN.

  • Nghị luận xã hội: Lẽ phải và điều thiện.
  • Nghị luận văn học: Nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Trong cuộc đời, mỗi khi gặp bất trắc hoặc thất bại trong đời sống, con người thường phiền muộn, hoang mang. Những lúc ấy, những người có nghị lực thường động viên nhau : – đừng mất niềm tin! Không được đánh mất niềm tin vì niềm tin đi liền với hi vọng mà mất hi vọng quả thật là mất tất cả! Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở mức độ không được đánh mất niềm tin mà là không được đánh mất niềm tin vào điều thiện. Xung quanh và trước mắt ta, không phải bao giờ lẽ phải và điều thiện cũng được khẳng định và luôn chiến thắng trong cuộc đối mặt với điều sai trái và cái ác nhưng không vì thế mà ta run sợ trước cái xấu, cái ác và quay lưng với điều thiện. Xét trong thế cuối cùng, điều thiện bao giờ cũng chiến thắng, lẽ phải được bảo vệ.”.

(Trích Hướng thiện, Triệu Phong)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra phép liên kết nối câu 2 với câu 1 của đoạn. (0,5 điểm)

Câu 3. Anh/chị có đồng tình với sự khẳng định “Xét trong thế cuối cùng, điều thiện bao giờ cũng chiến thắng, lẽ phải được bảo vệ.”? (1,0 điểm)

Câu 4. Thông điệp anh/chị nhận được từ đoạn trích là gì? (1,0 điểm)

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Xung quanh và trước mắt ta, không phải bao giờ lẽ phải và điều thiện cũng được khẳng định và luôn chiến thắng trong cuộc đối mặt với điều sai trái và cái ác nhưng không vì thế mà ta run sợ trước cái xấu và cái ác và quay lưng với điều thiện.”

Câu 2 (5.0 điểm)

Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

——————- HẾT ———————-


ĐÁP ÁN.

PhầnCâuNội dungĐiểm
Phần I ĐỌC HIỂU3.0
Câu 1Phương thức nghị luận.0.5
Câu 2Phép thế (đại từ).0.5
Câu 3Đồng tình.

Giải thích: Điều sai trái và cái ác luôn tồn tại bên cạnh cái thiện và điều phải. Sự xung đột và cuộc đấu tranh giữa hai phía thiện, ác là điều tất yếu trong mọi xã hội. Ớ xã hội ta, cái thiện và điều phải luôn được bảo vệ, đề cao.

 

1.0

Câu 4Thông điệp nhận được: Xét trong thế cuối cùng, điều thiện bao giờ cũng chiến thắng, lẽ phải được bảo vệ.1.0
Phần II LÀM VĂN7.0
 Câu 1Trình bày suy nghĩ về quan niệm “Xung quanh và trước mắt ta, không phải bao giờ lẽ phải và điều thiện cũng được khẳng định và luôn chiến thắng trong cuộc đối mặt với điều sai trái và cái ác nhưng không vì thế mà ta run sợ trước cái xấu và cái ác và quay lưng với điều thiện.”2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

 

0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

–  Không run sợ trước cái xấu và cái ác và không quay lưng với điều thiện.

0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Đoạn văn cần thể hiện rõ chính kiến, chặt chẽ, lưu loát.

 

1.0

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25
e. Sáng tạo:

Thể hiện những suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

 

0.25

Câu 2 – Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Trên cơ sở những cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt và tinh thần của 2 ý kiến nêu trên đề, bài làm đưa ra những bàn luận thấu đáo về 2 ý kiến được dẫn.

 

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách. Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận. Kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Đảm bảo các yêu cầu sau:

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Kim Lân là một trong những nhà truyện ngắn có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.

Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, viết sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở, sau đó bị lạc mất bản thảo. Sau hòa bình lập lại 1954, Kim Lân dựa một phần cốt truyện cũ để viết truyện Vợ nhặt. 

0.5
Giải thích các ý kiến

Ý kiến thứ nhất: cho rằng nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến trên có lẽ đã căn cứ vào tình tiết người đàn bà này đã theo không nhân vật Tràng chỉ sau hai lần gặp, nghe ba câu nói đùa, ăn bốn bát bánh đúc…

– Ý kiến thứ hai: khẳng định nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá. Có lẽ người đưa ra ý kiến này đã nghiêng về góc độ nhìn nhân vật như là một nạn nhân của nạn đói, cảm thông tình thế đặc biệt của nhân vật và có cái nhìn yêu thương, trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của người vợ nhặt như: không chịu chấp nhận lời nói đùa ăn trầu, nghiêng nón che mặt và tỏ vẻ ngượng nghịu khó chịu khi bị nhìn soi mói trên đường về nhà Tràng, chỉ ngồi mớm ở mép giường khi vào nhà,…

 

 

 

 

 

1.5

Bình luận về các ý kiến:

-Ý kiến thứ nhất dựa trên cơ sở hiện tượng, biểu hiện của nhân vật. Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự lưu ý về cảnh ngộ và bản chất nhân vật.

– Bàn thêm: Con người vốn phức tạp và có mối quan hệ nhất định đối với hoàn cảnh sống. Phải đặt mỗi người vào cảnh ngộ cụ thể của họ để hiểu và cảm thông. Nhân vật người vợ nhặt bị nạn đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm nên có lúc có vẻ như trở nên liều lĩnh, hi sinh lòng tự trọng, chấp nhận theo không người đàn ông. Nhưng trong bi thảm, người vợ nhặt vẫn có biểu hiện ý tứ, mực thước, có ý thức giữ gìn phẩm giá. Trong bi thảm, nhân vật người vợ nhặt vẫn âm thầm nuôi dưỡng niềm khát khao cuộc sống gia đình, niềm mỏi mong chính đáng về cuộc sống ngày mai.   

 

 

 

 

 

1.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.25

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang