doc-hieu-bai-tho-bai-ca-ngan-di-tren-cat-cao-ba-quat

Đọc hiểu bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát (Cao Bá Quát).

Đọc hiểu bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát” (Cao Bá Quát).

I. Tìm hiểu chung

1 . Tác giả:

– Cao  Bá  Quát  là  người  có  tài  cao,  nổi  tiếng  văn  hay  chữ  tốt  và  có  uy  tín  lớn  trong  giới  trí  thưc  đương  thời  (thần Siêu thánh Quát ).

– Tác  giả  là  người  có  khí  phách hiên  ngang,  có  tư  tưởng  tự  do,  ôm  ấp  hoài  bão  lớn,  mong  muốn  sống  có  ích  cho đời.

2. Tác phẩm:

– Hoàn  cảnh  ra  đời:  viết  trong khi  đi  thi  Hội. Trên  đường  vào  kinh  đô  Huế,  qua  các  tỉnh  miềnTrung  đầy  cát  trắng (Quảng Bình, Quảng Trị ).

– Thể  loại:  thơ  cổ  thể,  không  bò bó  về  luật,  không  hạn  chế  về  số  câu,  gieo vần linh hoạt.

– Thể  thơ: cổ  thể  hành  ca →  Một  thể  loại  thơ  cổ  Trung  Quốc  có  phần  tự  do  về  số  tiếng,  số  câu,  vần,  nhịp  điệu.

– Bố cục: 3 phần

+  Bốn  câu  đầu:  tiếng  khóc  cho  cuộc đời bể dâu.

+  Tám  câu  tiếp:  tiếng  thở  dài,  oán  trách  bởi  ý  thức  sâu  sắc  về  mâu  thuẫn  giữa  khát  vọng,  hoài  bão  của  mình  và  thực  tế  cuộc  đời  trớ  trêu,  ngang trái.

+ Ba  câu  cuối:  tiếng  kêu  bi  phẫn,  tuyệt vọng.

II. Đọc hiểu văn bản.

a. Bốn  câu  đầu:  Tiếng  khóc  cho  cuộc  đời  dâu  bể: 

– Hình  ảnh  bãi  cát  dài mênh  mông,  nối  tiếp  nhau,  hình  ảnh  con  đường  như  bất  tận,  mờ  mịt,  tình  cảnh của người đi đường.

 – Mang ý nghĩa tả thực:

+  “Bãi cát dài lại bãi cát dài”: Điệp  từ gợi  lên  hình  ảnh  những  bãi  cát  nối tiếp nhau đến vô tận.

+ “Đi một bước lùi một bước”: Đi  trên  cát  nhọc  nhằn,  khó  khăn,  vất  vả  hơn  con  đường  bình  thường.  Điều  mà  Cao  Bá  Quát  đã  trải  nghiệm  nhiều  lần  trên  con  đường đi tìm công danh.

–  Nghĩa  ẩn  dụ,  tượng  trưng:  con  đường  đời  đầy  chông  gai  mà  kẻ  sĩ  như  Cao  Bá  Quát  phải dấn thân để mưu cầu công danh.

b. Hình tượng lữ khách:

– “Đi một bước như lùi một bước
   Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

→ Cảnh  tượng  một  người  đi  trong  không  gian  mù  mịt,  mênh  mông,  khó  xác  định  được phương hướng.

“Lữ khách trên đường nước mắt rơi”: Lúc  mặt  trời  đã  lặn,  con  người  đều  tìm  chốn  nghỉ  ngơi,  người  lữ  khách  vẫn  mải  miết  trên  con  đường  vất  vả  đến  nỗi  phải  tuôn rơi nuớc mắt.

– Hình  ảnh  người  đi  trên  cát:  Tượng  trưng  cho  con  người  buộc  phải  dấn  thân  trong  cuộc  đời  để  mưu  cầu  sự  nghiệp,  công  danh  cho  bản  thân,  cho  gia đình, dòng họ

+  Mặt  trời  lặn  mà  vẫn  còn  đi,  nước  mắt rơi lã chã, tâm trạng đau khổ.  Nhà  thơ  nhìn  thấy  con  đường  danh  lợi  đáng  chán  đáng  buồn,  đầy  chông gai.

2. Tám  câu  tiếp:  tiếng  thở  dài,  oán  trách  bởi  ý  thức  sâu  sắc  về  mâu  thuẫn  giữa  khát  vọng,  hoài  bão  của  mình  và  thực  tế  cuộc  đời  trớ  trêu,  ngang trái.

– Hai  câu:  Không  học  …lội  suối,  giận  khôn  vơi  dẫn  từ  tích  cổ. Ở  đây,  tác  giả  tự  cảm  thấy  giận  mình  vì  không  có  khả  năng  như  người  xưa,  mà  phải  tự  mình  hành  hạ  thân  xác  mình,  chán  nản,  mệt  mỏi  vì  công  danh  –  danh lợi.

– Hai  câu  tiếp:  Xưa  nay…  đường  đời  nói  về  sự  cám  dỗ  của  cái  bả  công  danh  đối  với  người  đời.  Vì  công  danh  –  danh  lợi ( danh  vọng  đi  với  quyền  lợi)  mà  con  người  phải  bôn  tẩu  –  tất  tả  xuôi  ngược,  khó  nhọc  mà  vẫn  đổ  xô  vào.  Hai  câu  thơ  đã  thể  hiên  sự  chán  ghét,  khinh  bỉ  của  Cao  Bá  Quát  đối  với  phường  danh  lợi.  Ông  muốn  đứng  cao  hơn  bọn  ấy,  không  muốn  đi  theo  con  đường  đau  khổ  ấy,  nhưng  chưa  biết  tìm  lối  rẽ  nào  và đi về đâu, theo hướng nào.

– Hai  câu  tiếp:  Đầu  gió  …  tỉnh  bao  người  tiếp  tục  thể  hiện  tâm  trạng  chán  ghét  danh  lợi  và  phường  danh  lợi  như  kẻ  say  sưa  trong  quán  rượu,  thấy  quán  rượu  ngon,  rượu  thơm  thì  đua  tìm  đến  và  say  sưa  thưởng  thức  một  cách  tầm  thường.  Danh  lợi  cũng  là  một  thứ  rượu  ngon  dễ  cám  dỗ,  làm  say  người.  Câu  hỏi  của  nhà  thơ  như  trách  móc,  như  giận  dữ, như  lay  tình  người  khác  nhưng  cũng  chính  là  tự  hỏi  bản  thân.  Ông  đã  nhận  ra  tính  chất  vô  nghĩa  của  lối  học  khoa  cử,  con  đường  công  danh  đương  thời  là  vô  nghĩa,  tầm  thường.

– Câu  cảm  và  những  câu  hỏi  tu  từ  tiếp  theo  chứng  tỏ  tâm  trạng  băn  khoăn,  day  dứt  và  có phần bế tắc.

3. Ba  câu  cuối:  tiếng  kêu  bi  phẫn,  tuyệt vọng.

– Khúc  đường  cùng (cùng  đồ): ở  đây hoàn  toàn  chỉ  có  nghĩa  biểu  tượng.  Nỗi  tuyệt  vọng  trùm  lên  cả  bãi  cát  dài,  cả  người  đi.  Ông  chỉ  còn  có  thể  hát  lên  bài  ca  về  con  đường  cùng  của  mình,  về  sự  bế  tắc,  tuyệt  vọng của mình trước cuộc đời.

– Tư  thế  dừng  lại  nhìn  bốn  phía  mà  hỏi  vọng  lên  trời  cao,  lại  hỏi  chính  lòng  mình  thể  hiện  khối  mâu  thuẫn  lớn  đang  đè  nặng  trong  tâm trí nhà thơ.

– Ba  đại  từ  nhân  xưng  khác  nhau:  khách  –  lữ  khách,  anh  ấy:  đại  từ  nhân  xưng  ngôi  thứ  3  số  ít;  quân:  anh,  ông:  đại  từ  nhân  xưng  ngôi  thứ  2,  số  ít;  ngã  –  tôi,  ta:  đại  từ  nhân  xưng  ngôi  thứ  1,  số  ít.  Tác  giả  muốn  đặt  mình  vào  các  vị  trí  khác  nhau,  các  điểm  nhìn khác  nhau  để  có  những  cách  nói  khác  nhau  bộc  lộ  tâm  trạng  của  chính  mình,  đối  thoại  với  chính  mình,  thể  hiện  mâu  thuẫn  hiện  tồn  trong tâm trí mình.

– Đó  là  mâu  thuẫn  giữa  khát  vọng  sống  cao  đẹp  với  hiện  thực  đen  tối,  mù  mịt,  giữa  tinh  thần  xông  pha  vì  lí  tưởng  của  kẻ  sĩ  với  thói  cầu  danh  lợi  của  người  đời  và  những  khó  khăn gian khổ trên con đường đi tìm chân lí.

III. Tổng kết

1. Nội dung:

Khúc  bi  ca  mang  đậm  tính  nhân  văn  của  một  con  người  cô  đơn,  tuyệt  vọng  trên  đường  đời  thể  hiện  qua  hình  ảnh  bãi  cát  dài,  con  đường  cùng  và hình ảnh người đi cùng.

2. Nghệ thuật:

–  Sử  dụng  thơ  cổ  thể,  hình  ảnh  có  tính biểu tượng.

–  Thủ  pháp  đối  lập,  sáng  tạo  trong  dùng điển tích.

Phân tích “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang