van-ban-ca-hue-tren-song-huong

Đọc hiểu văn bản: Ca Huế trên sông Hương (Hà Minh Ánh)

Đọc hiểu văn bản:

Ca Huế trên sông Hương
(Hà Minh Ánh)

I. Kiến thức chung.

1. Xuất xứ.

– Tác phẩm được đăng trên báo: Người Hà Nội.

– Dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung là một sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế.

2.  Tóm tắt:

Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò, mỗi câu hò như gửi gắm những tâm tình, tình cảm của người hò vào đó. Ngoài ra, hò Huế còn thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ban đêm, các lữu khách chèo thuyển tai liệu của nhung tây rồng đi lại trên sông Hương nghe những câu hò quả là một thú vui. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, thể hiện qua hai dòng điệu Bắc và điệu Nam. Ca Huế là thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ.

3. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh kết hợp với miêu tả và biểu cảm

4 Thể loại: Bút kí.

Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.

5.  Bố cục:

– Phần 1 (từ đầu đến “lí hoài nam”): Giới thiệu về Huế – cái nôi của những làn điệu dân ca

– Phần 2 (còn lại): Những đặc sắc của ca Huế và sơ lược về cách biểu diễn, thưởng thức ca Huế trên sông Hương.

II. Phân tích văn bản.

1. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng.

Dân ca Huế nổi tiếng với những điệu hò. Những điệu hò giản dị gắn liền với cuộc sống lao động lam lũ, nhọc nhằn: đánh cá, cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm à tâm hồn yêu đời.

Nghệ thuật: sử dụng từ ngữ địa phương, ngôn ngữ tài ba, phong phú. Sự đa dạng phong phú được thể hiện ở tên, đặc trưng của các điệu hò:

+ Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã

+ Hò giã gạo, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung: náo nức nồng hậu tình người.

+ Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện: gần gũi với tai liệu của nhung tây dân ca Nghệ Tĩnh à lòng khao kháo, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn.

+ Ngoài ra còn có các điệu lí.

→ Bằng một đoạn văn ngắn, tác giả đã mang lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về sự phong phú của dân ca Huế; giúp người đọc cảm nhận được mối quan hệ giữa dân ca Huế và tâm hồn của những con người xứ Huế.

– Người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền tai liệu của nhung tây rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.

2.  Về ca Huế:

Nguồn gốc ca Huế: Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

Đặc điểm của ca Huế: Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

Cách thưởng thức: Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình tai liệu của nhung tây diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

Với thủ pháp liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận, cách miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực, bài viết giúp người đọc hiểu rõ cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển Qua buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang