MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
(Hoài Thanh)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
– Hoài Thanh (1909-1982), là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học hiện đại Việt Nam.
– Lối phê bình của ông thiên về thưởng thức, ghi nhận ấn tượng “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”.
2. Tác phẩm:
– Vị trí đoạn trích: Phần cuối bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” – Mở đầu cuốn “Thi nhân Việt Nam” (1942).
– Nội dung: Thể hiện nội dung quan trọng nhất về Thơ mới: Tinh thần Thơ mới.
– Văn bản thuộc loại Nghị luận về một vấn đề văn học.
– Bố cục văn bản: 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đại thể”: Nêu vấn đề đi tìm tinh thần Thơ mới.
+ Phần 2: Tiếp đến “thanh niên”: Phân tích, lí giải nội dung cốt lõi của tinh thần Thơ mới – cái tôi.
+ hần P3: còn lại: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi, bi kịch của nó và giải pháp.
→ Cách lập luận thuyết phục, giúp ta thu đưỡ những kiến thức văn học sử bổ ích, khoa học về PT Thơ mới.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Vấn đề Tinh thần Thơ mới.
– Nêu chủ đề trực tiếp, ngắn gọn.
– Cái khó: Ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không rạch ròi.
– Biện pháp nhận diện:
+ Không thể căn cứ vào những bài thơ dở thời nào chẳng có mà phải so sánh bài hay với bài hay.
+ Cái mới và cái cũ vẫn nối tiếp qua lại nên phải so sánh trên đại thể để thấy cái đặc sắc của mỗi thời đại thi ca.
– Phương pháp rất lôgic, khoa học.
2. Chữ “Tôi” trong Thơ mới.
– Ngày trước là thời chữ “Ta”, bây giờ là thời chữ “Tôi”.
– Chữ “Tôi” trước đây bỡ ngỡ, lạc loài, ẩn mình sau chữ “Ta”. Chữ “Tôi” bây giờ là chữ “Tôi” theo ý nghĩa tuyệt đối của nó. (Bản chất của cái Tôi là “quan niệm con người cá nhân” trong cái nghĩa tuyệt đối của nó, túc là sự giải phóng, trỗi dậy, bừng nở của ý thức cá nhân).
– Cái “Tôi” không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước mà đáng thương và tội nghiệp, rên rỉ và khổ sở.
– Cái “Tôi” riêng của từng tác giả, song đều rơi vào sự bế tắc.
– Cái “Tôi” phát triển trong tình trạng buồn, bàng hoàng, mất lòng tin.
– Bi kịch tinh thần của các nhà thơ mới, của lớp thanh niên đương thời.
3. Cách giải quyết bi kịch.
– Các nhà thơ mới giải quyết bi kịch bằng cách gởi cả vào tiếng Việt, thể hiện gián tiếp lòng yêu nước của họ.
+ Tiếng Việt là văn hóa, tiếng nói của dân tộc Việt Nam: là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua.
+ Họ tin vào các giá trị vĩnh hằng trong cội nguồn dân tộc: thể thơ, ngôn ngữ (vì họ cần tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai).
→ Các nhà thơ mới, thế hệ thanh niên thời ấy đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín. Tất cả tình yêu thương ấy được họ dồn cả vào tình yêu tiếng Việt. Bởi họ tin rằng: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
– Chỉ ra được nội dung cốt lõi của tinh thần thơ mới: cái “Tôi” và nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên hồi bấy giờ.
– Đánh giá được thơ mới trong cả ý nghĩa văn chương và xã hội.
2. Nghệ thuật.
– Cách đặt vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, khoa học.
– Cách lập luận chặt chẽ, từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến nay, từ xa đến gần.
– Luôn gắn những nhận định khái quát với luận cứ cụ thể, đa dạng, thuyết phục, có sự so sánh giữa thơ Cũ và thơ Mới.
– Diễn đạt giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu.
– Từ ngữ, hình ảnh cụ thể, gợi cảm.
– Kết hợp hài hòa tính khoa học và tính nghệ thuật.
3. Ý nghĩa văn bản:
– Nhận thức tinh tế, sâu sắc về tinh thần Thơ mới, động lực thúc đẩy sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: HS tự làm hết các bài tập trong sgk
Câu 2: Đọc văn bản sau và thực hiện cá yêu cầu:
Đời chúng ta nằm trong vòng chữ “Tôi”. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu.Nhưng động tiên đa khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
a. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào?
b. Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc?
c. Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây?
Câu 3: Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc – hiểu các bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông?