Đọc hiểu văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e) (Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)

Đọc hiểu văn bản:

Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục
(trích Trưởng gải học làm sang, Mô-li-e)
(Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)

I. Tác giả, tác phẩm.

1. Tác giả: Mô-li-e.

Mô-li-e (1622-1673) là nhà soạn kịch lớn của pháp, đồng thời là diễn viên thường đóng các vai chính trong một số vở kịch của chính mình.

2. Tác phẩm :

– Xuất xứ: Trích trong vở kịch năm hồi: “Trưởng giả học làm sang” (1670). Đoạn trích là lớp kịch kết thúc hồi II. Vở kịch nói về ông Giuốc – đanh một nhà buôn giàu có nhưng dốt nát quê kệch học đòi làm sang → nhiều kẻ lợi dụng, nịnh hót để moi tiền.

– Thể loại: Hài kịch.

– Bố cục gồm 2 cảnh:

+ Cảnh 1 (Từ đầu → cho các nhà quý phái): gồm 4 nhân vật Giuốc-đanh,gia nhân, phó may, thợ phụ, cảnh này chỉ có lời thoại của 2 nhân vật Giuốc – đanh và tay thợ phụ → nói chuyện trang phục nhất là chiếc áo.

+ Cảnh 2 (Phần còn lại): tăng thêm 4 nhân vật ( thợ phụ) và cộng thêm rất nhiều động tác : bốn tay thợ phụ cởi quần cộc áo ngắn của ông Giuốc-đanh rồi mặc lại cho ông bộ lễ hục theo nhịp điệu của dàn nhạc , ông Giuốc- đanh đi đi lại lại phô áo mới, chân bước , miệng nói theo điệu nhạc → Giuốc – đanh mặc lễ phục.

II. Đọc hiểu văn bản Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục.

Cảnh 1: ông Giuốc – đanh và phó may.

– Tại phòng khách nhà ông Giuốc – đanh bác phó may mang bộ lễ phục đến

– Có 4 nhân vật : ông Giuốc – đanh , bác phó may , tay thợ phụ,gia nhân của Giuốc – đanh.

– Đối thoại chính: ông Giuốc – đanh và phó may.

– Chuyện xoay bộ trang phục mới của ông Giuốc – đanh (bộ lễ phục, đôi bít tất, giày, bộ tóc giả và lông đính mũ…). Chủ yếu là bộ lễ phục.

– Chiếc áo ngược hoa có thể do sơ xuất cũng có thể là cố tình mà phó may đã may chiếc áo hoa ngược khiến Giuốc – đanh thành trò cười.

– Ông Giuốc – đanh chưa phải mất hết tỉnh táo, vẫn nhận ra chiếc áo ngược hoa.

– Phó may vụng chèo khéo chống bịa ra lí lẽ thuyết phục khiến ông Giuốc – đanh hài lòng.

– Giuốc – đanh phát hiện phó may ăn bớt vải. Phó may lảng sang chuyện khác → nhắc Giuốc – đanh mặc thử áo, đánh vào tâm lí.

→ Đoạn kịch có kịch tính cao. Phó may đang ở thế bị động sang chủ động, tiếp đến ông Giuốc – đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải chuyển sang chủ động

→ Phó may chống trả yếu ớt. Nhưng ông ta đã đảo ngược tình huống bằng một nước cờ cao tay đánh vào tâm lí trưởng giả học làm sang của ông Giuốc – đanh.

→ Ông Giuốc đanh dốt nát dễ bị mắc lừa mà vẫn tưởng mình “sang”.

Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và tốp thợ phụ.

– Tác giả chuyển cảnh hết sức tự nhiên và khéo léo bằng việc ông Giuốc – đanh mặc lễ phục xong là được tốp thợ phụ tôn xưng: ông lớn → cụ lớn → đức ông → khiến ông ta tưởng mặc lễ phục vào là thành quý phái.

– Chúng nắm được điểm yếu để nịnh hót, tâng bốc → mục đích moi tiền.

– Phép tăng tiến trong lời tâng bốc.

→ Sự học đòi làm sang càng ngày càng mãnh liệt (sẵn sàng cho hết tiền để được sang hão )

→ Ông Giuốc- đanh là kẻ háo danh, ưa nịnh, thích học đòi, mua danh hão mâu thuẫn với sự dốt nát, bị người khác lợi dụng, kiếm chác.

Thể hiện sự lố lăng, quê kệch, ngu dốt – con rối, trò cười cho mọi người. Tác giả phê phán những người dốt nát muốn học đòi làm sang.

3. Nhân vật hài kịch bất hủ.

– Khán giả cười sự ngu dốt khiến phó may lợi dụng kiếm chác( tất chật, giày chật, ăn bớt vải …)

– Cười ông ngớ ngẩn mặc áo ngược hoa mà tưởng mình sang trong quý phái , cười ông ta bỏ tiền để mua danh hão.

– Nhất là cảnh 4 tay thợ phụ lột quần áo ông Giuốc- đanh mặc cho ông ta bộ lễ phục ngược hoa lố lăng, sặc sỡ mà ông ta vẫn vênh váo tưởng mình quý phái làm cho khán giả cười vỡ rạp.

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật:

– Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói, hành động. Lời thoại chân thực, sinh động.

– Vở kịch ngắn nhưng mâu thuẫn kịch sinh động, hấp dẫn và gây cười.

– Ngôn ngữ trào phúng, mỉa mai, đả kích, phê phán.

– Nghệ thuật tăng cấp khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.

2. Nội dung:

– Phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang