doc-hieu-van-ban-tuyen-bo-the-gioi-ve-su-song-con-quyen-duoc-bao-ve-va-phat-trien-cua-tre-em

Đọc hiểu văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

I. Đọc hiểu chú thích:

1. Tác giả:

2. Văn bản:

– Xuất xứ: Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” được trích trong trong bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, trong Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em. Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Niu Oóc ngày 30 tháng 9 năm 1990.

– Bố cục gồm 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”. Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em trên thế giới.

+ Phần 2. Tiếp theo đến “với tư cách là những nhà lãnh đạo chính trị, phải đáp ứng”. Thách thức cho sự phát triển của trẻ em.

+ Phần 3: Tiếp theo đến “tái phân bổ các nguồn tài nguyên đó”. Cơ hội đẩy mạnh việc quan tâm, bảo vệ trẻ em.

+ Phần 4: Còn lại. Nhiệm vụ của quốc gia và cả cộng đồng để có thể bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

II. Đọc – hiểu văn bản.

1. Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em trên thế giới.

– Giới thiệu hoàn cảnh của lời kêu gọi: khi tham gia Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em.

– Nêu ra đặc điểm chung của trẻ em trên thế giới:

+ Trong trắng, dễ bị tổn thương, bị phụ thuộc.

+ Hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.

– Quyền lợi của trẻ em:

+ Được học tập, vui chơi.

+ Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ.

+ Được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận kiến thức.

→ Đặt vấn đề một cách trực tiếp, rõ ràng.

2. Thách thức cho sự phát triển của trẻ em

Một loạt thách thức được đặt ra trong thực tế cuộc sống:

– Trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực và nạn phân biệt chủng tộc, sự chiếm đóng và thôn tính ở nước ngoài.

– Sống trong cảnh đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh.

– 40000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng và bệnh tật trong một ngày.

→ Đó luôn là những vấn đề nóng của thời đại.

3. Cơ hội đẩy mạnh việc quan tâm, bảo vệ trẻ em

Không chỉ có khó khăn mà còn có cả những cơ hội:

– Đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mệnh của trẻ em, loại trừ được một phần rất lớn những nỗi khổ đau của các em.

– Công ước về quyền trẻ em tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em.

– Những cải thiện của bầu không khí chính trị quốc tế.

– Sự hợp tác và đoàn kết của quốc tế trên nhiều lĩnh vực.

→ Những cơ hội thực tế cho sự phát triển của trẻ em.

4. Nhiệm vụ của quốc gia và cả cộng đồng để có thể bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

– Trách nhiệm hàng đầu: tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.

– Quan tâm hơn đến trẻ em bị tàn tật, có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.

– Tăng cường hơn vai trò của phụ nữ nói chung và phải bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

– Đảm bảo cho các em đều được đi học, không có một em nào mù chữ.

– Đảm bảo an toàn khi mang thai và sinh đẻ cần được đẩy mạnh hơn.

– Xây dựng một môi trường sống tốt đẹp, lành mạnh cho các em.

– Đảm bảo sự phát triển kinh tế của đất nước.

– Con người cần phối hợp cùng nhau xây dựng các biện pháp.

→ Những biện pháp thực tế, cụ thể được nêu ra.

III. Tổng kết.

1. Nội dung:

Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30 – 9 – 1990 đã khẳng định rằng bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa toàn cầu.

2. Nghệ thuật:

Trình bày khoa học, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.


* Trả lời câu hỏi SGK:

Trả lời câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản

Trả lời:

Văn bản được bố cục thành bốn phần:

– Phần 1 (từ đầu đến “thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”): phần mở đầu, khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em.

– Phần 2 Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.

– Phần 3 Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

– Phần 4 Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ này được nêu lên một cách hợp lí và có tính cấp bách bởi trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế.

→ Bốn phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.

Trả lời câu 2 (trang 35 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Ở phần Sự thách thức, bản Tuyên bố đã nên lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao?

Trả lời:

Ở phần Sự thách thức, bản Tuyên bố đã nêu lên khá đầy đủ, cụ thể tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khố cực về nhiều mặt của trẻ em thế giới hiện nay:

– Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.

– Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.

– Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.

Trả lời câu 3 (trang 35 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Qua phần Cơ hội, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?

Trả lời:

– Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền của trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.

– Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội.

Trả lời câu 4 (trang 35 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Phần Nhiệm vụ bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này?

Trả lời:

Trên cơ sở những thách thức và cơ hội, văn bản nêu lên những nhiệm vụ cấp bách cần làm:

+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.

+ Quan tâm, chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.

+ Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ đề thực hiện lợi ích của trẻ em, đặc biệt là các em gái.

+ Bảo đảm sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để cho một em nào mù chữ.

+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện đế các em lớn khôn và phát triển trên nền móng gia đình.

+ Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do.

+ Vì tương lai của trẻ em, cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.

– Các nhiệm vụ được nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện, bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn, em trai, em gái) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế).

– Điều quan trọng là các nhiệm vụ đó được nêu lên với một thái độ dứt khoát, thể hiện quyết tâm cao độ của cộng đồng quốc tế. Mục 17 nhấn mạnh: “Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế”.

Trả lời câu 5 (trang 35 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

Lời giải chi tiết:

– Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại.

– Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.

– Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang