doc-hieu-van-ban-vat-co-chay-ra-nuoc-truyen-cuoi-dan-gian-ngu-van-8-chan-troi-sang-tao

Đọc hiểu văn bản Vắt cổ chày ra nước (Truyện cười dân gian) (Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)

Đọc hiểu văn bản:

Vắt cổ chày ra nước
(Truyện cười dân gian)
(Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)

I. Tìm hiểu chung.

– Xuất xứ: In trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng sưu tầm, tuyển chọn, NXB Văn học, 2009).

– Thể loại: Truyện cười dân gian.

– Phương thức biểu đạt: tự sự.

– Bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến “uống nước dọc đường”): Người đầy tớ xin chủ nhà mấy đồng để uống nước dọc đường.

+ Phần 2 (Phần còn lại): Câu trả lời của chủ nhà và cách đối đáp của người đầy tớ.

* Tóm tắt: Một người đầy tớ được chủ nhà sai về quê có việc, người này xin mấy đồng để đi đường nhưng vì bản tính ki bo, keo kiệt nên chủ nhà không cho và đưa cho những vật dụng oái oăm. Từ đó ra đời câu thành ngữ “vắt cổ chày ra nước”.

– Nội dung: Truyện bố cục ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, mâu thuẫn gây cười ngay trong lời nói, hành động của nhân vật.

– Nghệ thuật: Phê phán những người có tính keo kiệt, bủn xỉn.

II. Đọc hiểu truyện Vắt cổ chày ra nước.

– Câu chuyện bắt đầu từ việc đầy tớ xin chủ nhà tiền uống nước dọc đường.

– Khi đầy tớ xin mấy đồng uống nước dọc đường:

+ Lần 1: “Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền phức”.

+ Lần 2: “Thế thì tao cho mượn cái này” rồi đưa cho cái khố tải”.

– Cái cười nảy sinh khi: đầy tớ không hiểu và chủ nhà nói “vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.

→ Bài học: Phê phán những người có tính keo kiệt, bủn xỉn.

III. Tổng kết.

1. Nội dung:

– Truyện phê phán thói hư tật xấu của một số người, đó là thói keo kiệt, tính toán chi li với người khác hoặc với chính bản thân mình.

2. Nghệ thuật:

  • Truyện tạo tình huống trào phúng
  • Sử dụng các biện pháp tu từ cùng lối nói chơi chữ tạo tiếng cười cho người đọc.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Phân tích truyện “Vắt cổ chày ra nước”.

  • Mở bài:

Truyện cười dân gian là sản phẩm của người lao động bình dân. Mượn những điều mâu thuẫn, nghịch lí, hài hước, nhân dân ta đã biến thành những câu chuyện mang tính giáo dục, đem lại tiếng cười sảng khoái.  Ngoài tiếng cười, truyện cười còn tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, vì thế mới có ý kiến cho rằng, truyện cười không chỉ là sản phẩm của óc khôi hài mà còn là một thứ vũ khí đấu tranh đắc dụng của nhân dân ta. Truyện Vắt cổ chày ra nước là một trong những truyện cười tiêu biểu.

  • Thân bài:

Đề tài của truyện trên là phê phán, đả kích những người có thói quen sống hà tiện, keo liệt (phê phán những thói xấu trong xã hội). Thông qua nhan đề Vắt cổ chày ra nước, người đọc đoán được nội dung cũng như biết được đối tượng văn bản hướng đến.

Tiếng cười được thể hiện qua việc anh đầy tớ xin tiền ông chủ. Ông chủ là một người keo kiệt, bủn xỉn.

Khi ông chủ sai anh đầy tớ về quê có việc, anh xin mấy đồng tiền để uống nước dọc đường. Không muốn cho đầy tớ tiền, lão tỏ thái độ chê bai “Thằng này đến là ngốc, rồi kiếm cớ để từ chối: “Hai bên đường thiếu gì ruộng ao,có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền”.

Hành động của lão thể hiện sâu sắc tính keo kiệt, bủn xỉn không muốn cho người khác mượn tiền. Đồng thời sự kẹt xỉ của lão không dừng lại ở đó mà còn có xu hướng tăng lên khiến người đối diện cũng cảm thấy cạn lời. Ban đầu thì mách xuống ao hồ mà uống nước. Sau đó lại bảo lấy khố tải buộc vào người để mồ hôi ra và thấm vào đó. Khi nào khát nước thì vắt từ khố tải ra để uống.

Nhưng mức độ cao nhất của sự keo kiệt này lại được thể hiện qua câu nói của anh đầy tớ: “Ông cho con mượn cái chày giã cua cũng được!”. Ai mà chẳng biết cái chày thì làm gì vắt được chứ đừng nói đến việc vắt ra nước. Vì thế, anh đầy tớ nói như vậy không phải là mượn chày để vắt nước uống mà thật ra là mang hàm ý chê cười, mỉa mai cái tính ki bo, hà tiện của ông chủ.

Câu nói của anh đầy tớ là cách để châm biếm, chế giễu một cách lịch sự những kẻ có điều kiện nhưng lại keo kiệt ở mức quá đáng. Điều này khiến cho người đọc vừa bất mãn với sự ki bo của lão chủ nhà vừa bật cười và thán phục vì sự khéo léo của anh đầy tớ.

  • Kết bài:

Thông qua việc xin tiền đi tiền của anh đầy tớ và tính keo kiệt, bủn xỉn quá đáng của lão chủ, truyện phê phán tính keo kiệt, bủn xỉn và ích kỷ của người chủ nhà, cũng như của biết bao người khác, tận dụng tối đa để không phải bỏ tiền ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang