gioi-thieu-ve-nha-tho-huy-can

Giới thiệu về nhà thơ Huy Cận

Giới thiệu về nhà thơ Huy Cận

Huy Cận tên khai sinh là Cù Huy Cận, là bạn tri kỉ của nhà thơ Xuân Diệu, cặp thi sĩ này hầu như luôn đồng hành với nhau suốt những chặng đường thơ, kể từ khi phong trào Thơ Mới nở rộ. Nhà thơ xứ Nghệ chắc chắn đã hấp thụ được tinh hoa văn hóa, tinh thần của quê hương xứ sở mình – một vừng đất “địa linh nhân kiệt”, từ xưa lừng danh bởi đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Nếu như chất thơ phóng lãng, cao diệu và kì tuyệt thuộc về các thi nhân đất Nghĩa Bình và chất thơ lãng mạn của cả “kẻ chợ” lẫn “người quê” thuộc về các thi nhân xứ Bắc, thì chất thơ “nục nạc” như đất thịt, mạnh mẽ, chân thực như lưỡi cày xới đất, và hàm chứa nhiều ý tưởng thâm trầm, đã tụ lại ở nhà thơ xứ Nghệ Huy Cận. So với Xuân Diệu – người có thiên hướng rõ rệt về thơ tình và trở thành ông hoàng của thơ tình thì Huy Cận là nhà thơ có bút lực vạm vỡ với những mảng đề tài khá đa dạng, phong phú, trong đó có cả thơ tình.

Phong cách thơ Huy Cận.

Sự nhận thức sâu sắc những giá trị vật chất và văn hoá, tinh thần của quê hương xứ sở, với nhãn quan hiện đại của một nhà thơ thế kỉ XX, đã khiến thơ Huy Cận có một bề thế vững chãi, sự súc tích về nội dung, đồng thời có một phong cách nghệ thuật thật đằm, thật mực thước.

Về nội dung: thơ Huy Cận chia thành hai giai đoạn, trước Cách mạng tháng Tám và sau Cách mạng tháng Tám:

Trước Cách mạng tháng Tám: Thơ ông mang một nỗi u buồn, nỗi sầu về kiếp người nhỏ bé, trôi nổi giữa dòng đời vô định. Đồng thời, ông cũng ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật, ngầm ẩn tấm lòng với đất nước “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca”, …

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

(Tràng Giang)

Sau Cách mạng tháng Tám: Hồn thơ ông trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động. Những chuyển biến đó được thể hiện trong “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”, “Bài thơ cuộc đời”…

“Cha dậy đi cày trâu kịp vụ
Hút vang điếu thuốc khói mù bay ”

(Sớm mai gà gáy)

Về nghệ thuật: Huy Cận là một hiện tượng lạ, ở tâm hồn nhà thơ là sự đan xen giữa cũ và mới: một đứa con của thi pháp Thơ mới nhưng trong huyết quản vẫn chung dòng máu thơ cổ điển. Mặc dù ngòi bút của Huy Cận đã sáng tác bằng thi pháp thơ tượng trưng nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng thơ cổ điển, ở nhiều phương diện như: thi liệu, thi hứng và cả thi pháp.

Đọc thơ Huy Cận ta vẫn bát gặp những mô tip đề tài quen thuộc của thơ cổ điển như mối quan hệ: con người – dòng đời; con người – vũ trụ. Cảm hứng nổi bật nhất trong thơ Huy Cận là nỗi sầu vũ trụ và nỗi sầu nhân thế, tất cả đều được khơi nguồn từ những nguồn thơ cổ điển. Ngoài ra Huy Cận còn sử dụng những phương thức nghệ thuật cổ điển như thể thơ thất ngôn Đương luật, những hình ảnh tượng trưng, ước lệ, thậm chí là những ý thơ của người xưa.

Mặc dù vậy, ngòi bút thơ của Huy Cận lại không ngừng cách tân, đổi mới để hiện đại hóa thi pháp. Huy Cận sáng tác bàng những suy tư, nghiền ngẫm, trầm mặc sâu sắc. Lời thơ Hụy Cận chứa đựng nhiều ăn ý có tính trừu tượng, tính khái quát và mang ý vị triết học,

Huy Cận với công cuộc hiện đại hóa văn học dân tộc.

Nhà thơ Huy Cận là đại điện tiêu biểu cho các thi nhân Việt Nam trong phong trào Thơ mới (1930-1945) và là cây đại thụ của nền thơ cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó ông cũng là nhà quản lí có nhiều đóng góp vào việc thúc đẩy phong trào sáng tác văn học nghệ thuật phát triển. Cung với vốn văn hóa sâu rộng, năng lực xúc cảm, suy nghĩ phong phú và quan điểm nghệ thuật rõ ràng, Huy Cận đã góp vào thi đàn một tiếng thơ có hương sác riêng, làm rạng rỡ diện mạo tâm hồn dân tộc. Và cũng chỉ có một số ít nhà thơ như Huy Cận, Tản Đà, Thế Lữ, Chế Lan Viên… chúng ta nhận thấy có những trăn trở, tìm kiếm, thám hiểm vào địa hạt của tư tưởng. Họ đã lượm được những viên ngọc – những chất liệu quý giá mà loài người, xưa cũng như nay, vẫn dùng chúng để đúc nên cả tòa lâu đài văn hóa tư tưởng vô cùng tráng lệ, mà giá trị của chúng trường cửu theo thời gian.

Thành công và giới hạn.

Thành công: Huy Cận là một nhà thơ lớn của Việt Nam, có công với văn học nghệ thuật dân tộc. Đó là điểm son đáng ghi nhớ về ông. Trong phong trào Thơ mới, khi Huy Cận xuất hiện, sau những nhà thơ khởi đầu lừng tiếng như: Huy Thông, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu… thì Thơ mới hoàn toàn làm chủ thi đàn. Huy Cận như một ngôi sao sáng mới và ngôi sao ấy không lóe sáng rất đẹp rồi tắt, hoặc sáng ở một thời điểm, mà sáng suốt cả một đời người dâng hiển cho thơ.

Những tác phẩm của nhà thơ Huy Cận sẽ mãi luôn khắc sâu trong tim mỗi độc giả yêu thơ. Và cái tên “Huy Cận” sẽ mãi được nhắc đến với sự yêu mến vô hạn của mọi người dành cho một tác giả luôn trải lòng mình với đời.

Huy Cận tham gia cách mạng từ những ngày trước Cách mạng tháng Tám, trong hơn 60 năm cầm bút, ông đã sáng tác nhiều bài thơ hay về cách mạng, kháng chiến, về cuộc sống mới. Huy Cận có những tập thơ chính: “Lửa thiêng” (1940), “Kinh Cầu tự” (1942), “Vũ trụ ca” (1943), “Trời mỗi ngày lại sảng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “Những năm sáu mươi” (1968), “Cô gái Mèo” (1972), “Chiến trường gần chiến trường xa” (1973), “Ngày hằng sống ngày hàng thơ” (1975), “Ngôi nhà giữa nắng” (1978). Ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật.

Hạn chế: Đâu đó trong thơ Huy Cận vẫn còn những hạn chế nhất định, quá cầu kì trong khuôn sáo cổ điền, những hình ảnh thơ đôi khi quá xa rời thực tế cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang