hay-phan-tich-lam-sang-to-chat-tho-toat-len-tu-thien-truyen-toi-di-hoc

Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện “Tôi đi học”?

Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện “Tôi đi học của Thanh Tịnh.

* Gợi ý:

“Chất thơ” là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn này, thể hiện ở những vấn đề sau:

+ Trước hết, chất thơ thể hiện ở chỗ: truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên. Những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn, thơ ngây trong sáng làm lòng ta rung lên những cảm xúc.

+ Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi…, các cậu học trò…, con đường tới trường…. ).

+ Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo.

+ Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ  của ông đốc và khuôn mặt tười cười của thấy giáo.

+ Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực (4 lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con bao la vô bờ của mẹ.

+ Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết.

+ Chất thơ còn thể hiện ở chổ tạo được sự đồng cảm, đồng điệu của mọi người (kỉ niệm tuổi thơ cắp sách tới trường, hình ảnh mùa thu yên lặng quê Việt.

Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang